Chuột rút khi mang thai về đêm dễ khiến mẹ mất ngủ và mệt mỏi kéo dài. 

Chuột rút khi mang thai không gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đe dọa sức khỏe, nhưng lại có thể làm ảnh hưởng tới đời sống của mẹ bầu, khiến chị em luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Để phòng ngừa và cải thiện tình trạng này, chị em có thể tham khảo những thông tin bên dưới đây.

Chuột rút ở bụng khi mang thai như thế nào?

Các mẹ thường thắc mắc bà bầu bị chuột rút là thiếu chất gì. Đối với bà bầu, chuột rút thường xảy ra ở phần bắp đùi, bắp chân, bàn tay, bàn chân,… và đặc biệt là chuột rút ở bụng khi mang thai. Các mẹ bầu thường bắt gặp nhất là những cơn đau tại vùng bụng có kèm với cảm giác bồn chồn ở chân. Chuột rút bụng khi mang thai tháng đầu thường sẽ hết sau vài phút và gây ra những cơn đau âm ỉ, nặng hơn có thể xuất hiện những cơn co thắt vùng cơ bụng.

Trường hợp chuột rút bụng khi mang thai tháng đầu khá hiếm gặp nhưng không có nghĩa là không có. Mẹ bầu cần cẩn trọng trong chế độ sinh hoạt, ăn uống cũng như luyện tập để tránh khỏi cơ đau do tình trạng chuột rút.

Chuột rút bắp chân khi mang thai ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?

Bà bầu bị chuột rút có sao không là vấn đề khiến nhiều người băn khoăn. Thực tế chuột rút bắp chân là tình trạng co thắt cơ thường gặp ở những phụ nữ mang thai. Chuột rút có thể xảy ra bất cứ lúc nào nhưng phổ biến nhất là vào ban đêm. Tình trạng này kéo dài có thể khiến các mẹ bầu đau nhức bắp chân gây mất ngủ. Nhiều mẹ bầu có cảm giác tê cứng và khó chịu, thậm chí là không thể đi lại nổi sau khi chuột rút. 

Mẹ có bị chuột rút khi mang thai tuần đầu không?

Mẹ bầu có thể bị chuột rút khi mang thai tuần đầu. Đây là thời điểm trứng được thụ tinh và làm tổ ở thành tử cung, những cơn đau do chuột rút thường xuất hiện tại giai đoạn này và là dấu hiệu cho thấy sự chuẩn bị cho sự phát triển trong những tháng kế tiếp. Khi này tử cung bị kéo giãn khiến các mạch máu ở phần thân dưới bị chèn ép, cơ bắp căng ra khiến mẹ bầu dễ bị chuột rút. Có thể nói đây chính là một trong những dấu hiệu nhận biết mang thai nhưng đây không phải là dấu hiệu điển hình, không phải mẹ bầu nào cũng bị chuột rút ở bụng khi mới mang thai. 

Nguyên nhân khiến mẹ bị chuột rút khi mang thai

Thiếu canxi

Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến mẹ dễ bị chuột rút khi mang thai chính là thiếu canxi. Canxi là dưỡng chất vô cùng quan trọng và cần thiết đối với sức khỏe con người, đặc biệt là mẹ bầu trong giai đoạn mang thai.

Phụ nữ mang thai không những cần canxi để giảm thiểu tình trạng đau nhức, mà thai nhi cũng không thể thiếu dưỡng chất này. Cụ thể canxi giúp thai nhi củng cố hệ xương, răng chắc khỏe, hỗ trợ con phát triển đạt chuẩn về thể chất, không bị còi cọc, chậm lớn.

me-bau-bi-chuot-rut-khi-mang-thai-1

Chị em rất hay gặp phải tình trạng chuột rút khi mang thai

Khi mang thai, cơ thể người mẹ phải kéo căng hết mức, thai nhi cũng lấy đi một lượng lớn canxi để phát triển nên nếu không cung cấp đủ canxi, mẹ bầu sẽ rất dễ bị mệt mỏi, đau nhức và bị chuột rút thường xuyên.

Trọng lượng cơ thể tăng nhanh

Trong những tháng đầu thai kỳ, trọng lượng của mẹ bầu thường không tăng lên nhiều. Nhưng bước vào tam cá nguyệt thứ 2 và đặc biệt là giai đoạn cuối, trọng lượng cơ thể mẹ sẽ ngày càng tăng lên một cách nhanh chóng.

me-bau-bi-chuot-rut-khi-mang-thai-2

Trọng lượng cơ thể tăng nhanh khiến mẹ dễ bị chuột rút khi mang thai

Trọng lượng cơ thể tăng nhanh sẽ gây ra nhiều áp lực hơn tới các cơ bắp trên cơ thể, đặc biệt là bắp chân, điều này làm cho những cơn chuột rút ngày càng gia tăng nhiều hơn. Ngoài ra, càng về cuối thai kỳ tử cung cũng phải to dần ra để đáp ứng đủ nhu cầu lớn lên của thai nhi, điều này khiến các mạch máu, dây thần kinh xung quanh khu vực này bị chèn ép gây ra hiện tượng chuột rút. Do đó, mẹ bầu có thể gặp phải tình trạng chuột rút thường xuyên trong 3 tháng cuối thai kỳ.

Mất nước

Nhiều mẹ có thể không biết, nhưng mất nước cũng là một trong những nguyên nhân làm cho mẹ bầu bị chuột rút nhiều hơn bình thường. Lý do là vì khi mất nước, cơ thể sẽ dễ gặp phải tình trạng rối loạn điện giải.

>>> Có thể bạn quan tâm: Chuột rút khi mang thai - mẹ có thể làm gì?

5 cách phòng ngừa chuột rút khi mang thai

Chuột rút khi mang thai nếu xuất hiện thường xuyên dễ khiến mẹ bầu bị mệt mỏi, đau đớn, làm cho hành trình mang thai của mẹ trở nên mệt mỏi, khó chịu hơn, đặc biệt mẹ bầu dễ bị bị chuột rút khi mang thai 3 tháng cuối. Vì thế, ngay từ những ngày đầu khi biết tin mang thai, mẹ bầu nên chú ý đến thói quen sinh hoạt, chăm sóc bản thân, đặc biệt là áp dụng sớm những cách phòng ngừa chuột rút để có được một thai kỳ khỏe mạnh hơn.

1. Cân bằng chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của mẹ bầu, chúng còn có thế là nguyên nhân gây nên tình trạng bà bầu bị chuột rút bắp chân. Do đó, cân bằng chế độ dinh dưỡng đa dạng, khoa học, giàu dưỡng chất và lành mạnh là điều vô cùng cần thiết. Đây cũng là cách hết chuột rút khi mang thai hiệu quả.

Chế độ ăn đa dạng, giàu dinh dưỡng không chỉ giúp mẹ bầu phòng ngừa được tình trạng chuột rút khi mang thai, mà còn có thể hạn chế được những nguy cơ khác thường gặp trong thai kỳ. Bà bầu bị chuột rút nên ăn gì và ăn như thế nào? Mẹ nên tuân thủ các nguyên tắc ăn uống lành mạnh, không bỏ bữa, không ăn kiêng, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, uống đủ nước,…

me-bau-bi-chuot-rut-khi-mang-thai-3

Chọn chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp mẹ phòng ngừa chuột rút khi mang thai

Ngoài ra, thiếu canxi, kali, magie,… cũng sẽ khiến mẹ chuột rút thường xuyên hơn. Do đó, hãy đặc biệt chú ý đến những dưỡng chất này qua một số thực phẩm như trứng, thịt, cá, nho khô, lê,…

Mẹ bầu có thể bổ sung thêm canxi bằng các dạng viên uống, nhưng nhớ phải trao đổi với bác sĩ trước để biết mình nên bổ sung bao nhiêu cho đúng và đủ. Thông thường, lượng canxi mẹ bầu cần trong suốt thai kỳ dao động từ khoảng 800 – 1500mg/ngày tùy theo giai đoạn mang thai.

2. Chọn tư thế ngủ đúng

Mẹ bầu sẽ khó có thể có được giấc ngủ ngon dễ dàng như trước, lý do là vì lúc này, bụng mẹ sẽ ngày càng to hơn và đôi khi, chuột rút cũng sẽ khiến mẹ bị mất ngủ. Để phòng ngừa chuột rút lúc đang ngủ, mẹ bầu cần chọn tư thế ngủ thoải mái và hợp lý.

Thông thường, tư thế ngủ được nhiều chuyên gia khuyên phụ nữ mang thai nên áp dụng chính là nằm nghiêng bên trái, gác cao chân một chút. Tư thế này giúp máu huyết lưu thông dễ dàng, hạn chế tình trạng đau nhức, chuột rút. Mẹ cũng có thể sử dụng các loại gối dành riêng cho bà bầu để có được giấc ngủ thoải mái dễ chịu hơn.

3. Thay đổi tư thế thường xuyên

Dù khi mang thai, mẹ sẽ rất mệt mỏi do sự thay đổi hormone của cơ thể, nhưng đừng vì thế mà chỉ ngồi hoặc nằm yên một chỗ. Ngồi, nằm hoặc đứng yên một chỗ trong khoảng thời gian quá lâu sẽ khiến mẹ bầu dễ bị chuột rút hơn. Thế nên tốt nhất là mẹ hãy cố gắng thay đổi tư thế thường xuyên nhé.

4. Massage mỗi ngày

Các bài massage chân nhẹ nhàng mỗi ngày vừa giúp tinh thần mẹ thêm thư giãn, thoải mái, vừa hỗ trợ khí huyết lưu thông giúp mẹ bầu phòng ngừa được các cơn đau khó chịu do chuột rút.

me-bau-bi-chuot-rut-khi-mang-thai-4

Chăm massage giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng chuột rút hiệu quả

Khi massage, mẹ bầu nên dùng những loại tinh dầu thiên nhiên đảm bảo an toàn, chất lượng. Thực hiện những động tác massage nhẹ nhàng sẽ vô cùng có lợi cho sức khỏe thai kỳ của cả mẹ và em bé trong bụng. Song song với việc massage, mỗi tối mẹ bầu cũng có thể kết hợp ngâm chân bằng nước ấm, tắm nước ấm cũng giúp mẹ cải thiện các cơn đau nhức vì chuột rút hiệu quả.

5. Vận động phù hợp

Mẹ bầu thường xuyên vận động sẽ có một cơ thể dẻo dai, ít bị tê, sưng phù và chuột rút khi mang thai hơn. Đương nhiên mẹ không được làm những việc nặng hoặc vận động quá sức, nhưng điều này không có nghĩa là chị em suốt ngày chỉ ở yên trong nhà. Hãy tham gia các bộ môn vận động phù hợp với sức khỏe như yoga bầu, bơi lội, đi bộ,… nhưng nhớ phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước xem bản thân mình phù hợp với bộ môn nào nhé.

Chuột rút khi mang thai sẽ không còn là một nỗi ám ảnh với mẹ bầu nếu chị em hiểu rõ mọi thứ về chúng. Hy vọng qua những thông tin bên trên, các mẹ bầu đã biết cách cải thiện và phòng ngừa tình trạng chuột rút khi mang thai một cách hiệu quả.

Xem thêm bài viết liên quan:

Cách xử trí khi bà bầu bị chuột rút

Chuột rút khi mang thai - mẹ có thể làm gì?

Mách mẹ bầu 3 mẹo thần thánh chữa chuột rút trong đêm ngay tức khắc, bố học hỏi thực hành ngay đi!