Trẻ thường phải trải qua nhiều giai đoạn lẫy, trườn, bò theo trình tự rồi mới tập đi. Trình tự tự nhiên ấy sẽ tạo ra những giai đoạn luyện tập cần thiết trước khi trẻ thành thạo các kỹ năng.
Giai đoạn tập bò của bé thường dao động từ tháng thứ 9. Đến giai đoạn này, sau khi đã ngồi vững, bé sẽ bắt đầu tập bò bằng cách cúi người về phía trước, chống 2 tay và chân, đẩy cơ thể tiến lên phía trước. Tuy nhiên có nhiều trẻ lại trốn bò mà biết đi luôn, nhiều bậc cha mẹ lại cho rằng con mình “siêu nhân” hơn những đứa trẻ khác. Tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu cho biết, giữa những đứa trẻ biết bò rồi mới biết đi khi lớn lên sẽ có 4 điểm khác biệt với những trẻ trốn bò.
1. Bộ não phát triển khác biệt
Hành động trườn sấp có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ. Vì cử động trườn sấp đòi hỏi não bộ phải điều khiển, để trẻ vận động hài hòa. Do đó những trẻ biết bò rồi mới biết đi có xu hướng phát triển trí não nhanh nhẹn và cơ thể linh hoạt hơn. Ngược lại, những trẻ trốn bò sẽ mất đi cơ hội phát triển tốt của não bộ.
2. Khả năng nhận thức khác nhau
Nhiều bậc cha mẹ cho rằng trẻ ngày nào cũng bò dưới đất dễ bị bám bụi bẩn, vừa cảm thấy mất vệ sinh nên đã ngăn cản hành động tập bò của trẻ. Nhưng điều mà các bậc cha mẹ không biết là quá trình tập bò, bé sẽ nhận thức được mình nên tiến hoặc lùi, khi gặp chướng ngại vật thì biết tránh, điều này giúp cơ thể bé phối hợp nhịp nhàng hơn. Vì vậy, cha mẹ không nên cho con tập bò vì sợ bẩn mà nên khuyến khích trẻ tập bò sẽ giúp trẻ nâng cao khả năng nhận thức.
3. Sự phối hợp của các chi khác nhau
Sau khi em bé chào đời, mọi cử động đều được học từ từ. Khi bò, trẻ sẽ dần học cách cân bằng sức mạnh của tay, chân và đầu gối, để đạt được sự phối hợp của các chi. Tập bò có thể rèn luyện cơ bắp của trẻ, trong quá trình này, tay chân và não bộ của trẻ sẽ phản hồi, giúp ích cho sự phát triển trí não của trẻ. Những đứa trẻ không biết bò có khả năng phối hợp thể chất yếu hơn, chơi thể thao không giỏi và tư thế đi của chúng kém hơn nhiều so với những đứa trẻ khác.
Ảnh minh họa. Nguồn hình: Sohu
4. Nhận thức khác biệt
Khi trẻ đến với thế giới này, mọi thứ ở thế giới bên ngoài trẻ đều chưa biết nên trẻ cần tìm tòi và khám phá. Trong quá trình bò, trẻ sẽ được chạm vào nhiều thứ, cầm trên tay để cảm nhận và quan sát, điều này có thể thỏa mãn mong muốn tò mò của trẻ, khiến trẻ cảm nhận được hạnh phúc hơn.
Trong khi đó, những trẻ trốn bò sẽ bỏ lỡ cơ hội khám phá thế giới, khả năng tri giác sẽ kém hơn. Vì vậy, đây là lý do mà các nhà khoa học khuyên rằng cha mẹ nên để trẻ tập bò trước khi bắt đầu tập đi.