Mẹ có biết nhịp tim của thai nhi trong bụng vốn tồn tại rất nhiều vấn đề rất đáng được quan tâm không? Chẳng hạn như mấy tuần thì có tim thai hay chỉ số bao nhiêu là bình thường hoặc bất thường?

Kể từ khi chị em phát hiện mình có thai, một cột mốc mà bạn có thể háo hức chờ đợi là được nghe thấy nhịp tim đập nhịp nhàng của em bé. Đó là một trong những âm thanh khiến bạn cảm thấy yên tâm nhất. Và mặc dù bạn có thể nghe giống nhau từ lần kiểm tra này đến lần kiểm tra khác, nhưng có những thay đổi lớn xảy ra với tim và hệ tuần hoàn mỗi tuần trong thai kỳ.

Những điều cần biết về nhịp tim của thai nhi?

Tim thai có khi nào?

tim thai có khi nào

Trong chu kỳ thai nhi phát triển thì tim thai sẽ xuất hiện khá rõ và bắt đầu đập kể từ ngày thứ 22

Có lẽ nhiều mẹ thắc mắc mấy tuần thì có tim thai. Theo đó, nhịp tim của thai nhi có thể được phát hiện đầu tiên bằng siêu âm âm đạo. Sớm nhất là từ 5 tuần rưỡi đến 6 tuần sau khi mang thai. Đôi khi nhịp tim đầu tiên xuất hiện khi người mẹ còn chưa biết mình mang thai. Trên thực tế, từ 6,5 đến 7 tuần, nhịp tim có thể được đánh giá gần chính xác hơn.

Dùng thiết bị gì để phát hiện nhịp tim của em bé?

Sản khoa hiện đại sử dụng một công cụ siêu âm, thường được gọi là Doppler đo tim thai nhi. Doppler đo tim thai sẽ theo dõi tim thai hoặc dùng để trợ lực cho việc theo dõi các động mạch máu ngoại biên và dòng máu chảy trong tĩnh mạch. Chỉ cần rà rà vào thành bụng, nếu bắt đúng vị trí tim thai, máy sẽ phát ra những tiếng động tương đương với nhịp đập tim thai và hiển thị trên màn hình biểu đồ nhịp tim của em bé. Tuy nhiên, với thiết bị này, màn hình không hiển thị hình ảnh của thai nhi.

Một cách khác để đo nhịp tim của thai nhi đó là siêu âm qua ngả âm đạo- một trong những thiết bị được sử dụng để phát hiện nhịp tim em bé trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Với công cụ siêu âm này, nhịp tim thai nhi có thể được ghi nhận sớm nhất ở sáu tuần thai. Thiết bị thăm dò này được đưa vào âm đạo người mẹ, và nó hoạt động bằng cách gửi các sóng âm thanh khi phát hiện ra em bé và nhịp tim của bé. Từ máy siêu âm đầu dò này, các bác sĩ có thể nhìn thấy tử cung và đo nhịp tim đập của tim thai. Hình ảnh thai nhi cũng được nhìn thấy dù bé chỉ bằng đầu ngón tay.

Vì sao mẹ không thể nghe thấy nhịp tim của bé?

  • Do siêu âm quá sớm: Nếu thai nhi chưa đến tuần thứ 7, có thể thai nhi vẫn chưa có được nhịp tim. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ lên lịch hẹn siêu âm cho mẹ vào 1 – 2 tuần sau đó.
  • Do sức khỏe mẹ không tốt: Nếu mẹ mắc một số tình trạng sức khỏe sau cũng dễ gây sảy thai, gồm hội chứng buồng trứng đa năng, tiểu đường, chứng rối loạn đông máu, tử cung bất thường, thiểu năng cổ tử cung...
  • Rối loạn nhịp tim ở thai nhi: Đây là nguyên nhân hiếm khi xảy ra nhưng tình trạng rối loạn nhịp tim ở thai nhi cũng chỉ thường ở một thời điểm nhất định trong thai kỳ và chỉ có tính tạm thời. Trong trường hợp nhịp tim bị rối loạn, thai nhi có thể tăng nhịp lên tới 160 nhịp/ phút và sau đó dừng lại đột ngột rồi chuyển về trạng thái bình thường. Tuy nhiên nếu rối loạn nhịp tim quá nhiều lần hoặc không thấy nhịp nữa rất có thể thai nhi đã tử vong. Trong trường hợp rối loạn nhịp tim, bác sĩ sẽ kiểm tra lại để phát hiện sớm những bất thường.

Dấu hiệu nhịp tim của thai nhi bình thường và bất bình thường

Nhận biết nhịp tim thai bình thường?

Đến 6 tuần, các tế bào tim của phôi thai sẽ đập khoảng 110 lần một phút. Chỉ 2 tuần nữa thôi, hệ thống tim của thai nhi sẽ co bóp với tốc độ khoảng 150 đến 170 lần một phút, nhanh gấp đôi so với người trưởng thành.

Đến tuần thứ 9 hoặc 10, tốc độ sẽ dao động trong khoảng 170 nhịp mỗi phút và sau đó chậm dần từ đây trở đi. Vào khoảng tuần thứ 20, nó sẽ giảm xuống còn khoảng 140 nhịp mỗi phút.

Trong quá trình chuyển dạ, nhịp tim điển hình của thai nhi có thể dao động từ 110 đến 160 nhịp mỗi phút.

Nhận biết nhịp tim thai bất bình thường?

tim thai bất thường

Không dễ nhận biết dấu hiệu có tim thai nhưng khi đã xác nhận cấn bầu thì mẹ cũng nên thận trọng trong giai đoạn đầu

Theo tài liệu của Stanford Medicine, khoảng 8 trong số 10 trường hợp không rõ nguyên nhân gây ra dị tật tim bẩm sinh, một triệu chứng cho thấy nhịp tim của thai nhi là bất bình thường mà mẹ cần lưu ý. Một số nguyên nhân được biết đến của dị tật bao gồm:

  • Gen: 20% các trường hợp có nguyên nhân di truyền.
  • Các dị tật bẩm sinh khác: Em bé bị ảnh hưởng bởi một số dị tật bẩm sinh, chẳng hạn như hội chứng Down, cũng có nhiều khả năng bị dị tật tim.
  • Bệnh của người mẹ trong thời kỳ mang thai: Ví dụ như bệnh ban đào – hiện hiếm gặp, có thể làm tăng nguy cơ rối loạn tim bẩm sinh.
  • Thuốc điều trị: Thuốc mà người mẹ dùng trong thời kỳ mang thai có thể làm tăng tỷ lệ dị tật tim bẩm sinh.
  • Rượu: Người mẹ uống nhiều rượu khi mang thai ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe thai nhi, bao gồm nguy cơ gây ra các bệnh về tim.
  • Sức khỏe người mẹ: Các yếu tố như bệnh tiểu đường không được kiểm soát và dinh dưỡng kém trong thời kỳ mang thai có thể làm tăng nguy cơ rối loạn tim ở thai nhi.
  • Tuổi mẹ: Con của phụ nữ lớn tuổi có nhiều khả năng bị dị tật tim bẩm sinh hơn con của phụ nữ trẻ hơn.

Các vấn đề về tim có thể gây ra nhiều triệu chứng ở trẻ sơ sinh, bao gồm:

  • Khó thở (có thể là do sự tích tụ chất lỏng trong phổi);
  • Khó bú (có thể xảy ra do trẻ khó thở):
  • Môi và da xanh
  • Các dị tật tim phổ biến.

Một số dị tật tim bẩm sinh phổ biến bao gồm:

  • Thông liên thất

Thông liên thất là dị tật tim bẩm sinh phổ biến nhất. Tâm thất là hai buồng bơm phía dưới của tim. Thông liên thất có nghĩa là có một lỗ hổng trên bức tường giữa các tâm thất. Lỗ này cho phép hỗn hợp máu được oxy hóa và khử oxy.

Ở trẻ mắc bệnh này, tim phải làm việc nhiều hơn bình thường và có thể to ra. Các triệu chứng bao gồm khó thở, khó bú, tăng nhịp tim và chậm phát triển. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng, trẻ có thể bị suy tim sung huyết và tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi.

  • Chuyển vị đại động mạch

Thông thường, máu từ tâm thất phải của tim được đưa đến phổi bằng động mạch phổi. Máu từ tâm thất trái được đưa đi khắp cơ thể nhờ động mạch chủ (động mạch chính của cơ thể).

Chuyển vị đại động mạch có nghĩa là tình trạng này bị đảo ngược, với động mạch phổi gắn với tâm thất trái và động mạch chủ ở bên phải. Máu chứa oxy được bơm trở lại phổi thay vì đi khắp cơ thể.

Khiếm khuyết này có thể gây tử vong trong những tuần đầu đời nếu không được điều trị. Một số trẻ sơ sinh sống sót lâu hơn nếu có một lỗ hổng trong vách ngăn giữa ngăn trên và ngăn dưới của tim, cho phép máu hòa trộn. Triệu chứng chính của chuyển vị đại động mạch là trẻ sinh ra tím tái, da có màu xanh do thiếu oxy.

  • Hẹp động mạch chủ

Động mạch chủ là động mạch chính của cơ thể, và hẹp động mạch chủ có nghĩa là nó bị thu hẹp hoặc chèn ép, thường là ở ngực trên. Điều này có nghĩa là huyết áp ở phần dưới cơ thể thấp hơn bình thường.

Tình trạng này thường dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng trong những tuần đầu đời. Các triệu chứng thường xảy ra trong tuần đầu tiên của cuộc đời, bao gồm khó thở, khó bú…

  • Tứ chứng Fallot

Khi trẻ mắc tứ chứng Fallot, tim của trẻ sẽ bị ảnh hưởng bởi 4 dị tật chính:

tim thai có từ tuần mấy

Theo dõi nhịp tim thai nhi là việc làm vô cùng quan trọng để nắm rõ tình hình sức khỏe và sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi

+ Thông liên thất

+ Sự tắc nghẽn dòng máu chảy ra khỏi tâm thất phải

+ Dày thành thất phải

+ Sự dịch chuyển của động mạch chủ về phía tâm thất phải.

Bốn khiếm khuyết này cho phép máu được oxy hóa và khử oxy trộn lẫn bên trong tim. Triệu chứng chính là chứng tím tái phát triển trong những tuần hoặc tháng đầu đời của em bé.

  • Hội chứng thiểu sản tim trái

Trong tình trạng này, toàn bộ phần bên trái của tim, bao gồm cả van và mạch máu, đều kém phát triển. Nếu không được điều trị kịp thời, em bé có thể tử vong trong vài ngày hoặc vài tuần sau khi sinh.

Siêu âm tim thai nhi có thể giúp phát hiện những bất thường về tim thai nhi trước khi sinh, cho phép can thiệp y tế hoặc phẫu thuật nhanh hơn sau khi em bé chào đời nếu cần. Điều này giúp cải thiện cơ hội sống sót sau khi sinh cho những em bé bị dị tật tim nghiêm trọng. Bác sĩ tim mạch nhi khoa sẽ tư vấn cho bố mẹ về mức độ nghiêm trọng của khuyết tật tim và cho bố mẹ biết điều gì sẽ xảy ra.

Vậy mẹ đã biết khi nào có thể nghe được nhịp tim của thai nhi chưa? Đừng băn khoăn khi lần khám thứ hai vẫn chưa thấy nhịp tim. Bác sĩ sẽ thông báo với mẹ nếu có bất kỳ rủi ro nào.

Xem thêm bài viết liên quan:

Phụ huynh thắc mắc trẻ em ăn yến có bị dậy thì sớm không: Đây là lời giải

Trẻ dị ứng sữa công thức phải làm sao: Chỉ rõ nguyên nhân và cách xử lý kịp thời

Quá ngày dự sinh mà chưa sinh: Có 4 lý do mẹ bầu nên biết