Đọc quy định lao động hiện giờ thấy chị em phụ nữ mình đi làm được nhiều quyền lợi lắm nha. Đủ thứ ưu đãi hết, chưa kể công ty có nhiều lao động nữ cũng được hưởng một số đặc quyền nhất định. Cho nên chị em nhớ cập nhật thường xuyên các vấn đề liên quan, trước là để bản thân có thêm kiến thức, sau là chia sẻ cho người xung quanh để đòi quyền lợi và bảo vệ bản thân mình.

>>> Bầu bì mệt mỏi, nghỉ thai sản rồi muốn nghỉ luôn, có 2 chế độ bảo hiểm được nhận tiền mẹ cần biết

Theo em tìm hiểu thì mới đây, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn bảo hiểm xã hội bắt buộc. Trong đó đề cập đến một số hướng dẫn mới về chế độ thai sản. 

hình ảnh


Ảnh minh họa. Nguồn: Pixabay. 

#1. Bổ sung trường hợp chồng được hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con

Trước đây, chồng chỉ được hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con nếu thuộc 1 trong 2 trường hợp sau:

- Vợ không tham gia BHXH mà chỉ có chồng tham gia BHXH và chồng phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi vợ sinh con.

- Vợ nhờ mang thai hộ thì chồng phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm nhận con.

Nay Thông tư mới hướng dẫn thêm với trường hợp vợ có tham gia BHXH nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản (nghĩa là vợ đóng BHXH chưa đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con) nhưng chồng đủ điều kiện này thì vẫn được hưởng trợ cấp một lần khi sinh con.

* Việc xác định thời gian 12 tháng trước khi sinh con đối với lao động nam được thực hiện như sau:

Nếu vợ sinh con hoặc nhận con trong trường hợp nhờ mang thai hộ trước ngày 15 của tháng thì tháng sinh của con không tính vào 12 tháng trước khi sinh hoặc nhận con. Còn trường hợp từ ngày 15 trở đi của tháng thì được tính vào 12 tháng trước khi sinh hoặc nhận con.

Lấy ví dụ cho chị em dễ hiểu nhé:

- Con sinh ngày 12/01/2021 thì phải tính từ tháng 01/2020 đến tháng 12/2020, chồng có đóng BHXH đủ 06 tháng trở lên hay không để xem xét điều kiện nhận chế độ thai sản.

- Con sinh ngày 18/01/2021 thì phải tính từ tháng 02/2020 đến tháng 01/2021, chồng có đóng BHXH đủ 06 tháng trở lên hay không để xem xét điều kiện nhận chế độ thai sản.

#2. Thay đổi hướng dẫn đối với trường hợp lao động nữ mang thai đôi mà khi vừa sinh ra con qua đời hoặc thai lưu

Trước đây, nếu lao động nữ mang thai đôi trở lên mà khi vừa sinh ra con mất hoặc thai lưu thì chế độ thai sản chỉ giải quyết với đứa con còn sống, nhưng thời gian nghỉ hưởng thì tính theo số con được sinh ra, bao gồm đứa đã mất.

Còn theo hướng dẫn mới, cả về thời gian hưởng lẫn chế độ sẽ áp dụng theo số con được sinh ra, kể cả con đã bị mất.

hình ảnh


Ảnh minh họa. Nguồn: Pixabay và Pinterest. 

Lấy ví dụ để dễ hiểu hơn như thế này:

Chị B có mức lương bình quân đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ sinh con là 10 triệu đồng. Chị mang thai đôi nhưng khi sinh ra có 1 bé đã qua đời.

* Nếu áp dụng theo hướng dẫn hiện tại thì tiền thai sản chị nhận được tính như sau:

7 tháng lương bình quân đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc sinh con + Trợ cấp một lần khi sinh con = (7 tháng x 10 triệu đồng) + (2 x 1,49 triệu đồng) = 72,98 triệu đồng.

Trong đó, do chị mang thai đôi và sinh con nên số tháng nghỉ hưởng chế độ thai sản bằng số tháng với trường hợp sinh một con rồi thêm 01 tháng theo Luật định. Còn trợ cấp một lần khi sinh con được tính cho mỗi con còn sống, bằng 2 tháng lương cơ sở. Mức lương cơ sở hiện đang áp dụng là 1,49 triệu đồng.

* Nếu áp dụng theo hướng dẫn mới thì tiền thai sản chị nhận được tính như sau:

7 tháng lương bình quân đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc sinh con + Trợ cấp một lần khi sinh con đối với cả 2 con = (7 tháng x 10 triệu đồng) + (2 x 2 x 1,49 triệu đồng) = 75,96 triệu đồng.

Trong đó, phần trợ cấp một lần khi sinh con được tính cho cả 2 con, bao gồm con còn sống và con đã mất. 

So sánh như vậy để chị em thấy hướng dẫn mới có lợi hơn.

#3. Chồng có thể nghỉ nhiều lần khi vợ sinh con

Thời gian bắt đầu nghỉ việc của lần cuối cùng vẫn phải trong khoảng 30 ngày kể từ ngày vợ sinh và tổng thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định.

Trên đây là các điểm mới đáng chú ý theo hướng dẫn tại Thông tư 06. Chị em nắm rõ để biết quyền lợi của mình nha.