Để duy trì nguồn dinh dưỡng tốt nhất dành cho bé, mẹ cần phải bảo quản sữa cũng như hâm rã đông cẩn thận. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ có thêm kiến thức để bảo quản và hâm sữa đúng cách, hãy cùng Moaz BéBé tham khảo nhé!
Thời gian bảo quản sữa mẹ
Theo WHO, UNICEF, Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam đã đưa ra khuyến cáo để giải đáp thắc mắc sữa mẹ bảo quản bao lâu như sau:
- Ở nhiệt độ phòng 25 độ C đến 35 độ C. Sữa mẹ sau khi vắt giữ được từ 6 giờ đến 8 giờ.
- Ở nhiệt độ từ 4 độ C trong ngăn mát tủ lạnh. Sữa mẹ để ngăn mát sẽ giữ được từ 3 đến 5 ngày.
- Ở ngăn đá tủ lạnh, sữa mẹ giữ được 3 tháng.
- Ở tủ đông chuyên biệt có nhiệt độ thấp hơn -18 độ C. Trữ đông sữa mẹ sẽ dùng được tốt nhất trong 6 tháng.
Bảo quản sữa mẹ đúng cách sẽ giữ sữa mẹ được lâu, không gây hại cho sức khỏe của trẻ.
Trữ đông sữa mẹ đúng cách
Sau khi vắt sữa, việc trữ đông sữa mẹ như thế nào vô cùng quan trọng nhằm duy trì chất lượng sữa mẹ và đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ.
Các mẹ có thể bảo quản sữa tại ngăn đá hoặc ngăn lạnhCác nguyên tắc cần nắm khi trữ sữa cho bé
- Cần rửa tay bằng nước và xà phòng hoặc dung dịch rửa tay sát khuẩn trước khi vắt sữa. Mẹ bỉm có thể vắt sữa bằng tay hoặc máy vắt sữa. Nếu mẹ vắt sữa bằng máy, cần đảm bảo độ sạch sẽ của bộ dụng cụ bơm, ống dẫn, các nút bấm và công tắc máy.
- Cho ngay sữa mẹ vào túi đựng sữa chuyên dụng với dung tích từ 80 – 120ml sau khi vắt. Tiếp theo dán nhãn ghi ngày, giờ vắt, ghi tên của trẻ (nếu mang đến trường) bên ngoài túi trữ sữa. Việc chia nhỏ các túi sữa giúp giảm thiểu thời gian làm lạnh, tiết kiệm thời gian rã đông sữa.
- Cho sữa đã vắt ngay vào tủ lạnh khi có thể. Nếu chưa thể để vào tủ lạnh được thì hãy để sữa ở phòng có nhiệt độ khoảng 26 độ C trong tối thiểu 6 giờ. Hạn chế nơi có bức xạ, ánh nắng mặt trời, nguồn nhiệt khác. Hoặc có thể làm lạnh nhanh sữa mẹ trong 30 phút và trữ đông sữa mẹ ngay sau đó.
- Sữa sẽ tinh khiết ở trạng thái đông. Sữa mẹ trữ đông duy trì ở mức nhiệt thấp hơn -18 độ C sẽ sử dụng được tối thiểu 6 tháng..
- Trường hợp bị cúp điện kéo dài, hãy dùng thùng cách nhiệt có đá viên để trữ đông sữa mẹ. Sau đó lại chuyển sữa trở lại vào ngăn đá khi có điện.
Giải pháp lưu trữ sữa tiết kiệm với gia đình có diện tích nhỏ
Đối với nhiều gia đình nhỏ, hoặc diện tích nhà ở nhỏ thì việc lựa chọn tủ đông mini để lưu trữ là sự chọn vô cùng hợp lý. Sản phẩm vừa tiết kiệm không gian thuận tiện cho việc di chuyển vừa phù hợp với giá tiền.
Tủ lạnh Moaz MB-028 sẽ giúp ba mẹ đảm bảo giá trị dinh dưỡng của sữa và thực phẩmTủ lạnh mini Moaz Bébé MB028 với các ưu điểm sau để bạn có thể tham khảo trữ sữa:
+ Trữ sữa cho bé: Nhiệt độ có thể điều chỉnh linh hoạt từ 10 độ c đến -12 độ c. Thuận tiện cho việc bảo quản sữa vắt cho bé khi mẹ phải đi làm hoặc vắng nhà nhiều ngày. Đảm bảo nguyên vẹn dinh dưỡng, nguồn sữa mẹ luôn tươi ngon.
+ Hệ thống làm lạnh trực tiếp: Sử dụng hệ thống máy nén làm lạnh hiệu quả, giúp cho thực phẩm rau củ quả. Đặc biệt là bảo quản sữa mẹ mà không làm mất đi giá trị dinh dưỡng
+Tùy chỉnh nhiệt độ theo nhu cầu: Nhiệt độ tùy chỉnh theo nhu cầu từ -12 độ c đến 10 độ. Việc này giúp bảo quản thực phẩm tươi ngon, nguyên vẹn dinh dưỡng
Cách bảo quản hâm rã đông sữa mẹ
Mẹo làm ấm sữa không quá phức tạp. Đối với sữa để trong ngăn mát, đến giờ bú, bạn cho vào máy hâm sữa và set nhiệt độ thích hợp. Thường từ 37 đến 40 độ c là nhiệt độ thích hợp cho bé bú.
Máy hâm sữa bạn có thể tham khảo với chế độ hâm nhanh, nhỏ gọn, dễ dàng mang theo hay đặt ở góc phòng mang tên Máy hâm sữa siêu tốc thông minh MB033
Thiết kế nhỏ gọn và đa năng của máy hâm sữa MB 033Sữa để tủ lạnh khi lấy ra sẽ có một lớp chất béo màu trắng đục đóng phía trên. Sau khi hâm ấm, bạn nhớ lắc nhẹ để lớp béo hoà tan hoàn toàn.
Lưu ý:
- Sữa đã rã đông hoặc được làm ấm rồi, nếu bé bú không hết, phải bỏ đi, không được dùng hay trữ lại.
- Không pha sữa đông thừa với sữa mới vắt.
- Không lắc bình sữa rã đông. Khi lắc mạnh hay thay đổi nhiệt độ đột ngột, sữa mẹ sẽ mất tính năng tự nhiên của kháng thể.
- Tránh rã đông nhanh trong nước sôi vì sẽ làm mất các chất dinh dưỡng của sữa
Trên đây là những chia sẻ của Moaz BéBé về cách bảo quản sữa mẹ sau khi vắt và cách sử dụng dành cho bé, để đảm bảo chất lượng sữa an toàn, giàu dinh dưỡng. Hy vọng với cách trữ sữa mẹ sau khi hút như trên. Mẹ sẽ “bỏ túi” thêm cho mình nhiều cách bảo quản sữa mẹ khi đi xa. Giúp mẹ thuận lợi thoải mái thời gian đi làm mà vẫn đảm bảo đủ nguồn sữa cho bé yêu.