Với đề văn tả về cuộc sống hàng ngày...hầu như tất các các học sinh đều kể về việc bé thức dậy thế nào, ăn sáng ra sao, đi học lúc mấy giờ, đến trường cảm thấy vui hay không...Vậy nhưng, có một em học sinh lớp 3 lại có một góc nhìn hoàn toàn khác. 

Em học sinh này đã hoàn thành bài văn của mình và cho rằng cuộc sống của em mỗi ngày đều trải ra muôn vàn kiếp nạn khiến giáo viên đọc xong cũng sững sờ. Cuối cùng, cô giáo đã cho bài văn này điểm 1 và yêu cầu mời phụ huynh của em lên gặp.

Bài văn sau khi được chia sẻ cũng đã gây xôn xao cộng đồng mạng với nhiều ý kiến

trái chiều.

hình ảnh

Cụ thể, được cô giáo giao cho bài tập làm văn với chủ đề “hãy tả về cuộc sống hàng ngày của em”, không một chút giấu diếm, nghĩ sao thì nói vậy, cậu học sinh lớp 3 này đã thẳng thắn chia sẻ một cách vô cùng chi tiết về cuộc sống bản thân.

Bài viết có nội dung như sau: “Cuộc sống hằng ngày của em áp lực lắm, nó như một bộ phim Tây Du Ký và em là người đóng vai Ngộ Không với muôn vàn kiếp nạn. Buổi sáng lúc ở nhà là ba mẹ sẽ đọc thần chú đánh thức em dậy em rất là mệt mỏi.

Còn ở lớp thì y như cái động bàng tơ của mấy con yêu quái. Đặc biệt ở đây có một con Nữ Chúa. Nó là động chủ của cái động này. Nó hung dữ lắm, ai mà đụng đến nó là nó sẽ mời phụ huynh của người đó. Nó còn biết đọc thần chú nữa cơ, lúc nó đọc thần chú đến hết tiết học luôn. Hôm kia nó còn lấy pháp bảo ra để thu phục em nữa. Em sợ lắm, em chỉ mong mình mau lấy được chân kinh để trải qua hết kiếp nạn".

Sau khi bài văn này đến tay cô giáo, ngay lập tức nhóc tỳ đã ăn trọn “cây gậy” 1 điểm tròn trĩnh, không những thế mà còn phải trải qua “kiếp nạn” bị mời phụ huynh.

Cộng đồng mạng đọc tác phẩm “bá đạo” của nhóc tỳ mà ai nấy cũng cười nghiêng ngả. Chẳng biết mức độ thực hư của bài văn nhưng dân tình đều đoán rằng, cô giáo có lẽ sẽ tức đỏ cả mặt khi được học sinh “ưu ái” đưa hẳn vào bài làm nhân vật chính theo cách “độc nhất vô nhị” thế này. Không biết cuộc họp phụ huynh rồi sẽ dẫn đến kết quả ra sao, nhưng nhóc tỳ chắc sẽ khó mà qua ải của bố mẹ.

hình ảnh

Ảnh minh họa cậu bé học bài

Thực tế có thể thấy, kho suy nghĩ của người lớn thường rất phức tạp thì trẻ nhỏ lại vô cùng đơn giản và non nớt. Chính vì thế, trẻ sẽ có thể nghĩ ra rất nhiều những câu chuyện với trí tưởng tượng vô cùng phong phú của mình mà đến cô giáo, bố mẹ cũng không thể ngờ được.

Vấn đề này về cơ bản cũng không đáng lo ngại bởi nó sẽ giúp phát triển trí thông minh, óc sáng tạo của trẻ một cách tốt đẹp hơn nên bố mẹ đừng quá lo lắng. Tuy nhiên, đối với các trường hợp đặc biệt như tình huống trên, bố mẹ cũng cần giải thích cho con hiểu, cặn kẽ hơn vấn đề giới hạn của sự sáng tạo, tưởng tượng trong khuôn khổ lịch sự, tôn trọng giáo viên để tránh sai sót.

Mời bà con tham khảo thêm thông tin: Vì sao nên khuyến khích trẻ viết văn sáng tạo và phát huy trí tưởng tượng

Khuyến khích trẻ viết văn sáng tạo và phát huy trí tưởng tượng là một phương pháp giáo dục tuyệt vời để giúp trẻ phát triển khả năng tư duy độc lập, cảm xúc và ngôn ngữ. Việc trẻ em viết văn không chỉ giúp rèn luyện kỹ năng diễn đạt, mà còn kích thích tư duy sáng tạo, giúp trẻ có cái nhìn sâu sắc và phong phú hơn về cuộc sống.

Trẻ em luôn có một thế giới tưởng tượng phong phú. Khi khuyến khích trẻ viết văn sáng tạo, cha mẹ và giáo viên nên khuyến khích trẻ tự do thể hiện những ý tưởng độc đáo, những câu chuyện "ngoài thực tế" mà trẻ nghĩ ra. Những câu chuyện cổ tích, thế giới giả tưởng, hoặc những tình huống ngẫu nhiên trong đời sống hằng ngày đều có thể trở thành chủ đề cho trẻ. Điều này giúp trẻ không ngại thử nghiệm và khám phá những khả năng mới.

Một môi trường cởi mở và khuyến khích sáng tạo là yếu tố cần thiết để trẻ phát huy trí tưởng tượng. Hãy cho trẻ có thời gian và không gian để nghĩ ngợi, để sáng tác mà không bị gò bó trong các khuôn mẫu sẵn có. Giáo viên và cha mẹ có thể khơi gợi ý tưởng từ những câu hỏi mở, như: "Nếu em có thể thay đổi thế giới, em sẽ làm gì?" hay "Nếu một ngày em có thể bay, chuyện gì sẽ xảy ra?". Các câu hỏi này giúp trẻ nghĩ xa hơn, khám phá những điều mới lạ.

Việc chỉ dựa vào văn mẫu có thể làm hạn chế khả năng sáng tạo của trẻ. Thay vì để trẻ sao chép một cách máy móc, hãy khuyến khích chúng tự tạo ra câu chuyện của riêng mình. Văn mẫu chỉ nên là nguồn tham khảo, giúp trẻ hiểu được cấu trúc và cách diễn đạt, nhưng không nên trở thành rào cản cho sự sáng tạo.

Quan trọng nhất là giáo viên và cha mẹ phải luôn tôn trọng và đón nhận mọi tác phẩm của trẻ, dù cho có những điểm còn chưa hoàn thiện. Đừng chê bai hay đánh giá thấp những gì trẻ viết, vì điều này có thể làm giảm đi sự tự tin và niềm hứng thú của trẻ với việc viết văn. Thay vào đó, hãy động viên, góp ý một cách nhẹ nhàng và xây dựng để trẻ tiếp tục phát huy.