Tiếng Anh là một công cụ cần thiết trong thời buổi toàn cầu hóa như hiện nay nhưng vẫn khiến nhiều người mông lung học ngôn ngữ Anh ra làm gì. Ngành học này liệu có nhàm chán và ít tính ứng dụng như lời đồn? Hãy cùng chúng tôi tìm kiếm câu trả lời chính xác và thực tế nhất trong bài viết dưới đây nhé.

Học Ngôn Ngữ Anh Ra Làm Gì?

hình ảnh

Chắc hẳn bạn đã từng được nghe rất nhiều lời nhận xét như học ngôn ngữ Anh quá đơn giản, học vô bổ, không thú vị và đặc biệt là dễ thất nghiệp. Lý do cho những thành kiến ấy là vì sinh viên các ngành khác chỉ cần đi học thêm các chứng chỉ tiếng Anh là đã “ăn đứt” cử nhân ngôn ngữ Anh. 

Nhưng sự thật là như thế nào? Cơ hội làm việc của ngành ngôn ngữ Anh liệu có tăm tối như vậy? Thực tế, nếu bạn lĩnh hội được các kiến thức và kỹ năng sau khi tốt nghiệp ngành ngôn ngữ Anh thì có rất ứng tuyển vào rất nhiều vị trí, cả đúng ngành và trái ngành (nhưng vẫn không hề bỏ phí kiến thức). 

Một trong số các ngành nghề sinh viên ngôn ngữ Anh có thể làm sau khi ra trường là:

Phiên dịch viên

hình ảnh

Có thể nói đây là công việc mơ ước của rất nhiều sinh viên khi học các khối ngành ngôn ngữ. Để xứng với mức lương khủng, những người làm công việc này được đòi hỏi có một trình độ chuyên môn đạt chuẩn cao. Nếu muốn dấn thân vào ngành này, bạn có thể tìm hiểu 4 loại hình phổ biến nhất: 

  • Phiên dịch song song (dịch cabin, dịch đồng thời): Có thể nói đây là cấp độ khó nhất của ngành phiên dịch. Người phiên dịch sẽ thực hiện dịch lại cùng lúc với khi diễn giả đang nói mà không có sự ngắt quãng, để người nghe tiếp nhận thông tin đồng thời.
  • Phiên dịch nối tiếp (phiên dịch đuổi): Phiên dịch viên bắt đầu dịch lại nội dung ngay khi diễn giả diễn ngừng nói một câu/ một đoạn/ một ý trong bài phát biểu của họ. Đây là công việc phổ biến trong ngành phiên dịch.
  • Dịch tiếp sức: Phiên dịch viên dịch tiếp sức cũng thực hiện công việc dịch song song trong cabin nhưng sẽ có các thiết bị hỗ trợ và phải dịch ra 2 ngôn ngữ trở lên. Loại hình này thường thấy trong các buổi họp quốc tế yêu cầu dịch ra trên 2 ngôn ngữ. 
  • Dịch thầm: Tương tự dịch song song nhưng chỉ thực hiện cho 1 người hoặc 1 nhóm nhỏ nghe nên phù hợp với những buổi họp yêu cầu bí mật quốc gia hoặc bí mật kinh doanh,...

Dịch thuật viên - Biên dịch

hình ảnh

Công việc của biên dịch là dịch lại các loại văn bản, tài liệu, ấn phẩm từ tiếng Anh sang tiếng Việt hoặc ngược lại. Nhiều người cho rằng biên dịch là một ngành dễ, ai cũng có thể làm được. Nhưng khi đi sâu vào ngành này, bạn sẽ thấy nó không hề đơn giản. Ví dụ như khi dịch tác phẩm văn học, bạn không thể chỉ dịch “word by word” từng chữ mà phải thổi được cái hồn và diễn đạt được những dụng ý sâu xa của văn bản gốc. Hoặc nếu bạn được yêu cầu dịch các tài liệu chuyên môn thì cũng phải có kiến thức nhất định về ngành nghề ấy. Điểm thú vị của công việc này là thời gian rất linh động và thù lao sẽ được tính theo số văn bản dịch được. 

Giáo viên tiếng Anh

hình ảnh

Hiện nay, nhu cầu học ngôn ngữ gia tăng ở khắp các độ tuổi kéo theo đó là nhu cầu về nhân lực giáo viên dạy tiếng Anh cũng tăng theo. Có thể nói, công việc dạy các chứng chỉ tiếng Anh như Ielts, Toeic, Toefl,... có thể giúp bạn nhận được một số tiền lương “rất khá” đấy. Tuy nhiên, để làm được công việc này thì sinh viên ngôn ngữ Anh cần lựa chọn theo chuyên ngành Sư phạm hoặc học thêm chứng chỉ giảng dạy tiếng Anh nhé.

Giảng viên Đại học

hình ảnh

Nếu sinh viên ngành ngôn ngữ Anh có mong muốn và định hướng làm giảng viên thì cần học thêm ít nhất một chuyên ngành trong tiếng Anh như Đất nước học, Ngôn ngữ học hoặc Văn học. 

Hướng dẫn viên du lịch

hình ảnh

Những sinh viên ngành ngôn ngữ Anh nếu năng động, thích giao tiếp và yêu thích dịch chuyển thì hướng dẫn viên du lịch sẽ mà một công việc rất thích hợp đấy. Bạn sẽ được gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều du khách và lan tỏa danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và những bản sắc của đất nước mình. Tuy nhiên, để đảm nhận công việc này một cách chuyên nghiệp thì bạn sẽ cần có thêm chứng chỉ hành nghề đấy.

Chuyên viên truyền thông, tổ chức sự kiện

hình ảnh

Viết báo ngày nay không yêu cầu sinh viên phải tốt nghiệp chuyên ngành Báo chí như trước đây nữa. Thay vào đó, chỉ cần bạn có khả năng, chứng minh được năng lực của mình là bạn đã có thể thỏa sức đam mê với lĩnh vực truyền thông.  Một số vị trí bạn có thể đảm nhận như: Nhà báo, ký giả, phóng viên, biên tập viên, Tổng Biên tập, Phó Tổng biên tập….. sau khi tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Anh.

Tiếp viên hàng không

hình ảnh

Lợi thế ngôn ngữ là một điểm cộng quan trọng khi ứng tuyển làm tiếp viên hàng không bên cạnh yếu tố ngoại hình cũng như các kỹ năng khác. Với ngành nghề này, bạn có thể làm tiếp tân cho hành khách tại cảng hàng không hoặc tiếp viên trên các chuyến bay.

Chuyên viên, thư ký tại các công ty nước ngoài

hình ảnh

Nhu cầu về nhân lực tại các công ty nước ngoài đang rộng mở tại thị trường lao động hiện nay. Bạn sẽ có cơ hội nhận được một mức lương rất ổn đấy. Chỉ cần dạo một vòng quanh các trang tin tuyển dụng là bạn sẽ thấy yêu cầu về ngoại ngữ quan trọng như thế nào.

Một Số Câu Hỏi Khác Về Ngành Ngôn Ngữ Anh 

Mức lương của sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh là bao nhiêu?

Có thể nói, so với mặt bằng chung sinh viên mới ra trường thì các tân cử nhân ngôn ngữ Anh có mức lương rất hấp dẫn: Khoảng từ 9 đến 15 triệu VND. Hoặc bạn có thể được tính lương theo USD nếu làm việc tại các công ty nước ngoài, các tập đoàn đa quốc gia: 400 - 700 USD/tháng.

Thậm chí, nếu sinh viên đã có kinh nghiệm tích lũy từ những năm tháng còn ngồi trên ghế nhà trường thì có thể nhận được mức lương “khủng” hơn nữa. Có thể lên đến 1000 USD/tháng.

Tố chất cần có ở sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh?

  • Đam mê ngoại ngữ.
  • Thích khám phá văn hóa nước bạn.
  • Thích làm việc trong môi trường quốc tế.
  • Không ngại giao tiếp.
  • Không ngừng phát triển vươn lên để hòa nhập với văn hóa toàn cầu.
  • Tự tin, năng động.

Sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh học gì?

Thông thường, sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh tại các trường Đại học, cao đẳng có 3 chuyên ngành để lựa chọn:

  • Chuyên ngành ngôn ngữ anh thương mại
  • Chuyên ngành ngôn ngữ anh sư phạm
  • Chuyên ngành ngôn ngữ anh biên – phiên dịch

Các trường đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh

Hiện nay có rất nhiều trường đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh. Một trong số đó là:

- Khu vực miền Bắc

  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền
  • Đại học Công nghiệp Hà Nội
  • Đại học Đại Nam
  • Đại học Hải Phòng
  • Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên
  • Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Học viện Ngân hàng
  • Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia
  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Đại học Văn hóa Hà Nội

- Khu vực miền Trung

  • Đại học Duy Tân
  • Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế
  • Phân hiệu Đại học Huế - Quảng Trị
  • Đại học Nha Trang
  • Đại học Phan Châu Trinh

- Khu vực miền Nam

Đại học Công nghệ TP.HCM - HUTECH

  • Đại học Công nghệ Đồng Nai
  • Đại học Công nghiệp TP.HCM
  • Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
  • Đại học Đồng Nai
  • Đại học Hoa Sen
  • Đại học Hùng Vương - TP.HCM
  • Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM
  • Đại học Kiên Giang
  • Đại học Luật TP.HCM
  • Đại học Mở TP.HCM
  • Đại học Ngân hàng TP.HCM
  • Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM
  • Đại học Nông lâm TP.HCM
  • Phân hiệu Đại học Nông Lâm TP. HCM tại Ninh Thuận
  • Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Đại học Sư phạm TP.HCM
  • Đại học Tôn Đức Thắng
  • Đại học Văn Lang

Kết Luận

Hy vọng bài viết với chủ đề học đại học ngôn ngữ Anh ra làm gì sẽ giúp ích cho các bạn đang phân vân đứng trước ngưỡng cửa Đại học hoặc chuẩn bị ra trường. Hy vọng các bạn sẽ có những quyết định đúng đắn và phù hợp với bản thân trong những bước ngoặt tương lai quan trọng. Chúc các bạn luôn thành công và đạt nhiều thuận lợi trên đường đời.