Khổ thay cho các mẹ bầu phải chịu những cơn đau đầu khi mang thai, tham khảo ngay bài viết dưới đây để hiểu về nguyên nhân, mức độ nguy hiểm và cách điều trị an toàn, hiệu quả chứng đau đầu khi mang thai, chị em nhé.
Đau đầu khi mang thai có thể khiến các mẹ gặp nhiều khó khăn. Lý do là trong thai kỳ, thai phụ không nên uống thuốc bất cẩn vì có thể gây hại cho thai nhi trong bụng mẹ. Mặt khác, nếu cơn đau đầu không thuyên giảm, tình trạng này có thể khiến mẹ gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
Vậy nguyên nhân do đâu, liệu hiện tượng đau đầu khi mang thai này có đáng lo không? Và làm thế nào để "cứu" mẹ bầu thoát khỏi cảnh bị những cơn đau hành hạ?
4 nguyên nhân gây đau đầu khi mang thai
Theo các thống kê, có hơn 80% mẹ bầu gặp tình trạng đau đầu khi mang thai. Trong số này, khoảng 58% gặp đau nửa đầu trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng đau đầu cho bà bầu, trong đó bao gồm 4 nguyên nhân chủ yếu sau đây:
1. Đau đầu khi mang thai do thai nhi to lên
Đau đầu khi mang thai đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau
Đây là nguyên nhân khá phổ biến với các thai phụ gặp tình trạng đau đầu khi có em bé. Cụ thể, ở những tháng cuối thai kỳ, lúc này thai nhi trong bụng mẹ đã phát triển về trọng lượng khá nhanh, dẫn tới cơ thể không thể lưu thông máu được tốt, hệ thần kinh của các mẹ sẽ bị ảnh hưởng.
Việc thiếu máu lên não sẽ là nguyên nhân gây là hiện tượng đau đầu cho bà bầu.
2. Thai phụ thay đổi nội tiết tố
Tiếp đến, khi mang thai, cơ thể chị em sẽ có nhiều thay đổi, nổi bật trong đó là nồng độ hormone. Khi nồng độ hormone tăng cao có thể làm cho các mạch máu co lại gây nên vấn đề mệt mỏi, đau đầu.
3. Mẹ bầu có thói quen sinh hoạt thiếu khoa học sẽ dễ đau đầu khi mang thai
Rất nhiểu chị em khi mang thai vẫn thường có những thói quen sinh hoạt kém lạnh mạnh như thức khuya, sử dụng đồ uống chưa cafein gây căng thẳng thần kinh, thiếu ngủ... đây đều là những nguyên nhân gây ra hiện tượng đau đầu khi mang thai. Ngoài ra, thói quen lười uống nước, ăn uống không đúng bữa cũng gây ra hiện tượng hạ đường huyết, gây đau đầu cho mẹ bầu.
4. Chế độ dinh dưỡng chưa tốt
Chế độ ăn uống bị thiếu chất, nghèo dinh dưỡng... cũng được xem là yếu tố ảnh hưởng xấu tới cơ thể mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới sức khỏe mẹ bầu rơi vào tình trạng mệt mỏi, đau đầu, uể oải.
Đau đầu khi mang thai có nguy hiểm không?
Thai phụ cần chú ý hiện tượng đau đầu để phát hiện xử lý kịp thời
Các cơn đau đầu khi mang thai tuy phổ biến, thường sẽ biến mất khi chị em bước sang tháng thứ 4 của thai kỳ hoặc sau khi sinh. Tuy nhiên cũng cần lưu ý, việc đau đầu sẽ ảnh hưởng khá nhiều tới sinh hoạt hàng ngày nên các mẹ cần xem xét cơn đau đầu thường xuyên để biết cách điều trị hiệu quả, cũng như chấm dứt cơn đau sớm nhất.
Một điều nữa là đau đầu trong thai kỳ cũng là một trong những dấu hiệu của tiền sản giật - Tiền sản giật là một trong những hội chứng bệnh lý thai nghén toàn thân do hiện tượng thai nghén gây ra trong 3 tháng cuối thai kỳ (khoảng tuần thứ 20 trở đi). Nếu hiện tượng tiền sản dịch không được phát hiện và xử lý kịp thời có thể gây nguy hại nghiêm trọng tới cả mẹ và bé, đặc biệt với sản phụ trên 35 tuổi.
Các kiểu đau đầu thường gặp khi mang thai
Hầu hết các cơn đau đầu khi mang thai đều là đau đầu nguyên phát. Điều này có nghĩa là cơn đau đầu tự xảy ra và không phải là dấu hiệu, triệu chứng của rối loạn hoặc biến chứng khác trong thai kỳ.
Đau đầu nguyên phát khi mang thai bao gồm:
- Đau đầu căng thẳng
Khoảng 26% các cơn đau đầu khi mang thai là đau đầu do căng thẳng. Tuy nhiên, nếu bạn bị đau nửa đầu thường xuyên hơn hoặc có tiền sử đau nửa đầu trước khi mang thai, hãy thông báo ngay cho bác sĩ sản khoa.
Làm thế nào để hết đau đầu khi mang thai?
Vì việc sử dụng thuốc trong quá trình mang thai là điều không nên, vì vậy các mẹ có thể tham khảo một vài mẹo chữa đau đầu khi mang bầu sau đây để giảm nhanh chóng tình trạng trên mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của hai mẹ con nhé!
Massage vùng đầu, vai, gáy
Massage là một phương pháp cơ bản mà hiệu quả giúp giảm thiểu các cơn đau đầu nhờ việc giúp cơ bắp được thư giãn, và giải phóng sự căng thẳng ra khỏi cơ thể của thai phụ. Bên cạnh đó, massage cũng làm tăng tuần hoàn máu cho cơ thể, từ đó làm giảm các triệu chứng đau đầu nhanh chóng hơn.
Chị em hãy thực hiện massage ở vùng đầu, thái dương, vai gáy và cả gan bàn chân để giúp lưu thông máu hiệu quả hơn nhé.
Uống đủ nước
Uống đủ nước mỗi ngày giúp mẹ bầu hạn chế các cơn đau đầu khi mang thai
Một thói quen rất cơ bản nhưng ít mẹ bầu thực hiện đều đặn. Bởi việc uống đủ nước mỗi ngày là một cách giúp phòng ngừa và giảm tần suất đau đầu. Mẹ nên cần uống đủ 8 ly nước mỗi ngày. Trên thực tế, nước cũng là nguồn cung cấp năng lượng cho mẹ. Một ml nước tương ứng với 1 kcal. Vì thế uống đủ nước vừa giúp mẹ giảm đau đầu, vừa giúp cơ thể tràn đầy năng lượng hơn.
Ngoài nước lọc, thai phụ cũng có thể bổ sung thêm nước ép trái cây tươi... và cần hạn chế các loại đồ uống có ga, nước ép trái cây đóng chai, thức uống có chưa cafein...
Tắm vòi hoa sen
Một mẹo hay trị đau đầu khi mang thai cũng hiệu quả không kém đó chính là thói quen tắm dưới vòi hoa sen. Lý giải cho điểu này là bởi làm mát dưới vòi hoa sen không chỉ giúp chị em cảm thấy dễ chịu mà còn làm dứt cơn đau đầu ngay lập tức.
Dùng củ tỏi
Trong củ tỏi có chứa các hợp chất hữu cơ tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể đó là sulfur glycosides, germanium, selenium và germanium. Đặc biệt, còn có hoạt phần selen với các khoáng chất cùng vitamin trong tỏi có tác dụng tiêu độc, trị cảm cúm, huyết áp cao, phòng ngừa các bệnh tim mạch, bệnh K, giảm các triệu chứng đau nhức đầu nhanh chóng. Vì vậy chị em hoàn toàn có thể áp dụng mẹo dân gian trị đau đầu tại nhà bằng củ tỏi như nấu cháo tỏi, nhét tỏi vào tai...
Dùng trà gừng
Mẹo dân gian trị đau đầu cho bà bầu bằng củ gừng
Tương tự như củ tỏi, gừng cũng được xem là một "thần dược" giúp các mẹ bầu vượt qua được các cơn đau đầu khi mang thai một cách hiệu quả và an toàn. Bởi theo nghiên cứu y học hiện đại thì trong thành phần của củ gừng có chứa tinh dầu, với công dụng kháng viêm, diệt khuẩn, giảm đau hiệu quả.
Đối với bệnh đau đầu của mẹ bầu thì trong gừng có chất cineole giúp giải tỏa căng thẳng stress, nhực mỏi, giúp tinh thần thoải mái, ngủ ngon hơn. Nếu mẹ bầu đang bị đau đầu có thể sử dụng trà gừng để làm giảm các hiện tượng đau đầu, mệt mỏi trong thai kỳ.