Cô gái cảm thấy chạnh lòng khi nhà trai không chịu bỏ tiền thuê xe để chở nhà gái từ Bến Tre lên TP.HCM dự đám cưới.
Mới đây, mình đọc được câu chuyện của cô gái trẻ khi nhà trai và nhà gái xảy ra mâu thuẫn trong khâu tổ chức hôn lễ.
Cụ thể, cô gái cho biết đang mang thai 3 tháng với bạn trai. Đối phương có hoàn cảnh hơi phức tạp khi mẹ mất sớm, bố ra nước ngoài và đã có gia đình mới.
“Anh ấy sống với bà nội từ nhỏ nhưng cách đây hai năm, bà cũng đã qua đời. Hiện chỉ còn các bác bên nhà nội là người thân duy nhất của anh nhưng cũng chỉ gặp mặt nhau vào các dịp lễ tết.
Tôi và bạn trai đã sống thử một năm nhưng chưa cưới vì chúng tôi vẫn còn khá trẻ. Khi biết tin mang thai, bố mẹ tôi nói phải tổ chức lễ ăn hỏi kết hợp rước dâu để thông báo tới bà con họ hàng rồi vài năm sau khi bé lớn chúng tôi có thể tổ chức hôn lễ sau.
Bạn trai cũng đồng ý điều đó, anh gọi điện mời bố ở nước ngoài về. Tuy nhiên, bố nói bận nên không về mà ủy quyền cho bác trưởng ở Việt Nam và chuyển một khoản tiền để bác lo sính lễ.
Gần tới ngày trọng đại, chúng tôi sang bàn chuyện với bác, đó cũng là lần đầu tôi gặp bác của bạn trai. Nhưng bác không có thiện cảm với tôi, nói mỉa mai tôi dễ dãi, chưa cưới mà chửa.
Không những thế, bác thẳng thừng từ chối thuê một xe ô tô 45 chỗ cho gia đình tôi ở Bến Tre lên TP HCM đưa dâu. Bác bảo nếu muốn thì chúng tôi phải tự bỏ tiền. Dự kiến đoàn đưa dâu sẽ có mặt ở TP HCM vào buổi trưa nên chúng tôi muốn mời mọi người ở lại ăn trưa rồi mới về lại Bến Tre nhưng bác không đồng ý với lý do như vậy không đúng với nghi lễ ăn hỏi truyền thống. Và nếu chúng tôi vẫn mời mọi người ăn thì họ nhà trai cũng sẽ không xuất hiện”, cô gái trẻ tâm sự.
(Ảnh minh họa: Internet)
Sau khi biết ý của đại diện nhà trai, cô cho biết bản thân rất buồn, thất vọng và khóc rất nhiều. May mắn là cô được bạn trai quan tâm, thấu hiểu và đứng về phía bạn gái.
“Bạn trai an ủi nói với tôi rằng kể cả không có nhà trai, anh sẽ tự bỏ tiền túi để thuê xe, đặt nhà hàng cho gia đình tôi như kế hoạch ban đầu. Dẫu vậy, tôi vẫn cảm thấy bố mẹ mình không được tôn trọng. Chúng tôi nên làm thế nào trong hoàn cảnh này?”, cô gái trẻ giãi bày.
Chia sẻ của cô gái nhanh chóng thu hút nhiều cư dân mạng bình luận rôm rả, đặc biệt là có nên tổ chức đám cưới đầy đủ như phong tục thường thấy hay không. Thậm chí, ngay cả chuyện thuê xe chở nhà gái từ quê lên thành phố để dự đám bên nhà trai cũng có 2 luồng ý kiến khác nhau.
“Vấn đề nhà gái lên dự trên đâm của nhà trai thì nhà gái phải tự bỏ tiền mà thuê xe lên chứ. Tự dưng bắt nhà trai bỏ tiền thuê xe chạy từ Sài Gòn xuống Bến Tre chở lên, xong chở về à?”
“Mình ở Sài Gòn, phong tục của nhà mình là đàng trai chi trả tiền xe cho nhà gái nha bạn và xe được thuê ở nơi gần nhất với nhà gái”
“Bày vẽ càng nhiều càng tốn kém, hai bạn còn trẻ nên dành dụm tiền cho cuộc sống sau này. Nên về nhà gái tổ chức một đám cưới, đăng ký kết hôn là được, nhà trai đã hoàn cảnh còn bày vẽ lễ hỏi, rước dâu, xe cộ, khách khứa…”
“Bày vẽ nhiều chỉ khổ chính mình thôi, bạn trai đã thiệt thòi từ nhỏ, mẹ không còn, ba có cũng như không. Tổ chức rườm rà để làm gì khi điều kiện không có, bác được nhờ để thay mặt tổ chức, sao đòi hỏi bác phải bỏ tiền ra được. Bày vẽ ra rồi cũng chính chồng mình phải vay mượn để tổ chức. Cưới về, vợ chồng gánh nợ trong khi sắp sinh con cần bao nhiêu là tiền. Nghĩ đơn giản, làm đơn giản theo điều kiện của mình, quan trọng là sống đời hạnh phúc với nhau chứ quan trọng gì mấy cái thủ tục rườm rà mệt mỏi ấy”...