Mẹ nên can đảm nói không với những người nựng bé sai chỗ, kẻo rước bệnh vào người con.

Đưa con đi chúc tết hay về quê ăn tết với ông bà, họ hàng, lo nhất là con bị nựng nhừ cả người, tối rêm mình cứ khóc miết, không ngủ được. Biết là ông bà, cô chú thương mới bồng bế con. Nhưng thấy con bị chuyền tới chuyền lui cũng xót lắm các mẹ.

Chưa kể có những người nựng mạnh tay, con đỏ cả má, khóc ré lên, họ thì cười khà khà, mình nói thì tết lại mất vui. Nhưng vì sức khỏe của con, thấy ai bế bé mà nựng chỗ không đúng là phải nói ngay.

Mẹ Minh có con nhỏ mấy ngày nay cũng đang cự nự với chồng chuyện về quê ăn tết. Chị lo con về đó, họ hàng đông lại xúm vào nựng con đủ chỗ khiến con ốm. Vì trước đó, lúc bé 3 tháng đã từng đưa về quê một lần.

Bé bắt sữa tốt nên kháu khỉnh, ông bà cứ nựng cháu mãi, ai đến cũng mang ra cho bồng bế. Dù chị Minh nhiều lần dặn mẹ chồng đừng cho người khác chạm vào thóp và bóp mặt con, không được hôn con nhưng cứ bị bỏ ngoài tai.

Một lần chị thấy có người họ hàng đang dùng tay bóp má con. Thằng bé khóc to vì đau mà mẹ chồng cứ cười, bảo khóc to thế sẽ thông minh hơn. Chị giận quá bế con vào phòng thì bị cả nhà mắng là không biết điều.

Sợ lặp lại chuyện cũ, lần này chị không chịu về tết, nên sinh ra cự cãi với chồng. Thật sự lo chuyện mang con nhỏ về quê bị nựng kiểu vô duyên quá các mẹ. Các mẹ đưa con đi chơi tết phải nhớ quy tắc 2 chạm 3 không để giữ sức khỏe cho con. Chứ ai muốn chạm đâu thì chạm là con dễ bị ốm lắm.

hình ảnh

Ảnh mang tính minh họa. Nguồn: sohu

2 vị trí chạm tốt cho bé, phát triển trí tuệ, con khỏe, chơi ngoan

Con được thương, được cưng nựng thì mẹ mừng, nên không có lý do gì cấm ông bà, họ hàng chạm vào con. Tuy nhiên, chạm phải đúng chỗ thì mới tốt cho sức khỏe và kích thích thần kinh, phát triển trí não cho con.

1. Tay, chân

Mẹ đưa con đi chơi tết nhớ 2 chạm là chạm vào tay chân và chạm vào lưng. Chạm tay chân sẽ phát huy khả năng nhận thức cho bé. Theo y học cổ truyền, trên bàn tay, chân có nhiều tế bào thần kinh.

Việc chạm vào có thể kích thích hiệu quả, không những phát triển trí tuệ mà còn giúp trẻ nâng cao sức đề kháng, kịp thời phát hiện nhiệt độ nóng lạnh của con.

2. Lưng

Chạm vào lưng sẽ giúp thúc đẩy khí và lưu thông khí huyết. Mặt khác, vuốt lưng, vỗ lưng cho bé được xem là tốt cho dạ dày của bé. Hệ tiêu hóa được khỏe mạnh thì bé sẽ hấp thu chất dinh dưỡng tốt, con ăn ngon và tăng cân nhanh.

hình ảnh

Ảnh mang tính minh họa. Nguồn: xinhuanet - fbmaychin

3 không chạm đối với trẻ kẻo khiến bé bị ốm

1. Không chạm mặt bé

Rất nhiều bác sĩ nhi đã khuyến cáo người lớn không được chạm, nựng, véo hay hôn lên mặt trẻ. Người lớn thường có nhiều vi khuẩn, khi chạm mặt bé dễ xâm nhập vào miệng, mũi gây nhiễm trùng. Trường hợp nặng có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

2. Không chạm vào đầu, thóp

Bé con nhỏ thường thóp chưa đóng hoàn toàn, vị trí thóp rất mềm, dễ tổn thương do chưa được khung xương bảo vệ. Chỉ một va chạm hơi dùng lực có thể khiến bé tổn thương đến não và trí tuệ, thậm chí nguy hiểm.

hình ảnh

Ảnh mang tính minh họa. Nguồn: kknews

Ngoài ra việc chạm vào thóp thường xuyên gây tình trạng mở rộng thóp, ảnh hưởng đến việc đóng thóp về sau.

3. Không chạm ti

Tuyệt đối không để ai chạm vào đầu ti của bé. Nhiều người lớn hay tự ý véo để ti trồi lên, tránh tình trạng thụt lún sâu. Nhất là các bé gái, theo quan niệm phải kéo ra để sau này còn sinh con, nuôi con.

Da trẻ rất non nớt, nếu bị véo mạnh có thể gây nhiễm trùng, thối nụ sữa, thậm chí khiến ngực không thể phát triển.

Gia đình sum họp trong ngày xuân tràn đầy niềm vui, tránh nói qua nói lại. Nhưng vì sức khỏe của con, mẹ phải kiên quyết giữ quy tắc 2 chạm 3 không. Ai nựng bé sai cách mẹ phải nói ngay, đừng vì cả nể mà khiến con chịu thiệt thòi.

Thông tin tham khảo DDN