Mùa hè sắp đến, cũng là lúc trẻ nhỏ nghỉ học và ở nhà nhiều hơn, hoặc được bố mẹ gửi về quê thăm ông bà. Một trong những điều mà cha mẹ cần dạy con chính là phòng ngừa sông nước. Trong dịp nghỉ lễ vừa qua đã có 2 trường hợp thương tâm vì sông nước.
Em đọc trên BĐN thì ngày 1/5 vừa qua, Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất, Đồng Nai cho biết vừa tiếp nhận 1 bé gái 2 tuổi bị đuối nước trong hồ bơi tại nhà.
Ảnh Vietnamnet
Theo đó, bệnh nhi T.B.N. (2 tuổi) ngụ xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom vào viện trong tình trạng ngưng thở, tím tái, đồng tử 2 bên giãn lớn, mạch, huyết áp đều bằng 0. Ngay lập tức, các bác sĩ đã tiến hành hồi sinh tim, phổi hơn 40 phút nhưng bé vẫn không có dấu hiệu phục hồi.
Trước đó bé được gia đình đưa đến trạm y tế ở địa phương để sơ cấp cứu, tuy nhiên do tình trạng nặng nên được chuyển đến Bệnh viện đa khoa Thống Nhất. Các bác sĩ xác định, bé đã t.ử v.ong ngoại viện do đuối nước. Trước khi vào viện cấp cứu, gia đình đã đưa bé đến trạm y tế sơ cấp cứu ban đầu nhưng không thành công nên chuyển vào bệnh viện.
Các bác sĩ khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai cấp cứu hơn 40 phút cho bệnh nhi nhưng bé không qua khỏi. (Ảnh: Bích Nhàn - BĐN)
Trước đó, vào ngày 29/4, một bé gái 9 tuổi ở Bình Dương cũng gặp nạn khi tắm tại hồ bơi của Trung tâm văn hóa phường Tân Bình, thành phố Dĩ An.
Theo Vietnamnet, dịp nghỉ Lễ, người mẹ đưa con gái L.T.T.L (SN 2015) tới hồ bơi của Trung tâm văn hoá phường chơi. Trung tâm văn hoá phường Tân Bình, TP Dĩ An có 3 hồ bơi liền kề nhau. Trong đó 2 hồ dành cho trẻ em và người chưa biết bơi, hồ sâu hơn dành cho người lớn và người biết bơi. Tại đây cũng luôn có người trông coi, giám sát đảm bảo an toàn.
Trung tâm Văn hóa phường Tân Bình có 3 hồ bơi liền kề nhau (Ảnh VOV)
Ban đầu bé gái bơi ở hồ dành cho trẻ em, sau đó bé gái đi qua hồ dành cho người lớn. Ít phút sau người mẹ không thấy con gái đâu nên đi tìm rồi hô hoán nhờ người dân hỗ trợ.
Lúc này người dân phát hiện bé L đang chìm dưới đáy hồ dành cho người lớn nên liền vớt lên sơ cứu rồi đưa vào Trạm tâm y tế cấp cứu nhưng em không qua khỏi. Gia đình cho biết bé gái đang học lớp 3 và đã có học bơi ở trường được 2 tháng nên cũng biết bơi, thỉnh thoảng em vẫn được ba dẫn tới hồ bơi này tắm. Không ai ngờ được tai nạn có thể xảy ra như vậy.
Từ 2 trường hợp này, các bậc phụ huynh cũng nhắc nhở nhau trông coi con cẩn thận, dù trẻ đã biết bơi thành thạo hay chưa. Trẻ nhỏ không giỏi xử lý tình huống như người lớn, có thể vì một phút bất cẩn mà hoảng loạn, gây nguy hiểm cho chính mình.
Theo KidHealth, đuối nước là nguyên nhân gây t.ử v.ong hàng đầu ở trẻ em và thanh thiếu niên. Đối với trẻ nhỏ, hầu hết các vụ đuối nước đều xảy ra ở bể bơi hoặc bồn tắm nước nóng tại nhà. Ở thanh thiếu niên, đuối nước thường xảy ra ở biển, hồ và sông . Nó xảy ra nhanh và thường im lặng, không có dấu hiệu cảnh báo trước. Để ngăn ngừa, cha mẹ cần chú ý:
1. Chỉ định người quan sát
Phải luôn có người lớn trông chừng nước khi trẻ em ở trong và xung quanh hồ bơi hoặc bất kỳ vùng nước nào. Người quan sát nước phải cách trẻ nhỏ và người mới bắt đầu bơi một sải tay. Họ phải luôn để mắt đến những đứa trẻ đang ở dưới nước, ngay cả những đứa trẻ lớn hơn đã biết bơi. Người quan sát nước không nên sử dụng điện thoại di động, giao tiếp xã hội, uống chất có cồn hoặc làm bất cứ điều gì khác có thể gây mất tập trung. Tại một bữa tiệc, người lớn thay phiên nhau trông coi nước. Ngay cả khi nhân viên cứu hộ đang làm nhiệm vụ thì người trông nước cũng phải trông chừng trẻ em.
2. Sử dụng hàng rào/báo động/che chắn
Tất cả các hồ bơi (kể cả hồ bơi trên mặt đất) và bồn tắm nước nóng phải có hàng rào xung quanh với cổng tự đóng và có khóa. Tăng cường khả năng bảo vệ hơn nữa với chuông báo cửa ra vào và cửa sổ kêu vang khi mở để cảnh báo cho phụ huynh rằng trẻ đang ra ngoài (bạn có thể tìm thấy các chuông báo đơn giản, rẻ tiền trên mạng) và chuông báo hồ bơi sẽ kêu khi có người vào hồ bơi. Nếu bạn không thể rào quanh spa hoặc bồn tắm nước nóng, hãy đảm bảo chúng được che chắn cẩn thận khi bạn không sử dụng.
3. Cho trẻ học bơi
Lên lịch học bơi cho trẻ khi trẻ được ít nhất 1 tuổi. Học bơi không thay thế được nhu cầu có người quan sát nước, nhưng học bơi giúp giảm nguy cơ đuối nước. Kiểm tra với các trung tâm giải trí ở địa phương của bạn hoặc tìm kiếm trên trang web để biết các lớp học do người hướng dẫn có trình độ giảng dạy.
4. Tìm hiểu CPR
Mọi phụ huynh nên biết cách thức và thời điểm thực hiện CPR (Quy trình cấp cứu nhằm hồi sinh tim phổi). Phương pháp này giúp đưa máu đến tim, não và các cơ quan khác cho đến khi các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể hỗ trợ sự sống nâng cao cho người đó. Thực hiện đúng cách, CPR có thể cứu sống một người.
5. Sử dụng áo phao
Trẻ em và người lớn nên mặc áo phao đã qua kiểm định khi ở trên thuyền (ngay cả khi họ có thể bơi). Áo phao để trong tủ không thể bảo vệ ai đó khỏi đuối nếu họ bất ngờ bị ném xuống nước. Áo phao và “phao” nên được sử dụng cùng với — chứ không phải thay thế —sự giám sát của người lớn.
6. Kiểm tra an toàn tại nhà
Xả hết nước trong bồn tắm, bể bơi trẻ em và xô nước sau khi sử dụng. Khóa cửa phòng tắm và nhà vệ sinh, đồng thời xem xét thêm các cải tiến về an toàn nước tại nhà .
7. Nói chuyện với con
Ngay cả những thanh thiếu niên bơi giỏi cũng có nguy cơ bị đuối nước. Nói chuyện với con bạn về việc không bao giờ bơi một mình và những cách khác để giữ an toàn khi ở dưới nước.