Mối quan hệ mẹ chồng - con dâu luôn đề tài không bao giờ lỗi thời. Nếu mẹ bầu có thể nhận được sự quan tâm, chăm sóc của mẹ chồng trong lúc sinh nở và sau khi sinh thì đó hẳn là một điều vô cùng hạnh phúc. Nếu ngược lại thì có thể coi là một nỗi buồn lớn, thậm chí ảnh hưởng cả con mới chào đời về thể chất lẫn tinh thần. Mới đây một bác sĩ đã kể lại câu chuyện mẹ chồng ném cốc trúng cháu trai 2 tháng khi tranh cãi với con dâu.
Bác sĩ đang xem hình ảnh chụp cộng hưởng từ đầu của cháu bé
Cách đây không lâu từng có 1 đoạn clip 1 nàng dâu trong lúc cãi nhau với mẹ chồng đã dùng tay “nựng” đứa con 7 tháng của mình liên tục, vì tức giận mẹ chồng và cũng muốn “trả thù” bà. Trường hợp này thì ngược lại nhưng vô tình chứ không phải cố ý. Vị bác sĩ tiếp nhận bệnh nhi trong tình trạng vô cùng khẩn cấp, em bé 2 tháng co giật và dần mất ý thức, được chuyển từ tuyến dưới. Rất may ca phẫu thuật đã được thực hiện nhanh chóng sau các đánh giá hình ảnh chụp cộng hưởng từ. Sau khi đứa trẻ qua cơn nguy kịch, vị bác sĩ mới hỏi nguyên do thì biết được câu chuyện.
Người phụ nữ 29 tuổi phàn nàn rằng cô đã cãi nhau với mẹ chồng, trong lúc chồng vắng nhà, và hậu quả giáng xuống đứa con trai bé bỏng của cô. Cô cho biết mình vừa sinh con 2 tháng. Để chăm sóc em bé, cô đã nghỉ việc trước khi sinh, trở thành một bà mẹ toàn thời gian ở nhà và thường sống với mẹ chồng. Lúc trước đi làm thì chỉ có buổi tối mới chạm mặt nhau, nhưng giờ đây thì gần như cả ngày. Quan niệm, thói quen sinh hoạt và cách nuôi con nhỏ mâu thuẫn khiến cô và mẹ chồng nảy sinh nhiều cãi vã. Người chồng thì cho rằng đó là chuyện giữa 2 người và anh không đứng về phía ai cả, bảo họ tự giải quyết với nhau.
Sau khi thăm khám, bác sĩ nhận định bé bị xuất huyết nội sọ, phải chuyển viện lên tuyến trên
Gần đây con dâu và mẹ chồng một lần nữa cãi nhau về chuyện phơi đồ người lớn và em bé. Con dâu cho rằng bà nội không nên phơi đồ trong gần đồ trẻ sơ sinh, còn mẹ chồng thì nói rằng đừng quá khắt khe, quần áo là quần áo. Em bé 2 tháng bị đánh thức bởi tiếng cãi vã nên òa khóc, người mẹ vội vàng bế con trai trên tay, vừa dỗ dành con vừa nói lý với mẹ chồng. Bà mẹ chồng ở bên đang lúc tức giận, bà cầm lấy cốc nước ném vào người con dâu. Hậu quả là không trúng con dâu mà ném cốc trúng cháu trai 2 tháng, khiến đứa bé càng khóc to hơn.
Sau khi bé trai bị cốc nước đập vào đầu, bắt đầu nôn trớ ra sữa, tay chân co giật từng hồi, bà mẹ chồng hoảng hồn, bủn rủn chân tay. Cả 2 vội vàng đưa đứa trẻ đi khám. Sau khi thăm khám, bác sĩ nhận định bé bị xuất huyết nội sọ, phải chuyển viện lên tuyến trên. Cụ thể, đầu của em bé do bị ngoại lực lớn tác động nên bị tụ máu, phải phẫu thuật ngay dù em bé mới 2 tháng tuổi.
Thực hiện ca mổ cứu sống cháu bé 2 tháng
Rất may là ca mổ thành công, cháu bé đã hết sốc, sức khỏe dần ổn định. Tuy nhiên, vị bác sĩ cũng nói với bố mẹ bé rằng rằng cháu bé bị chấn thương nặng, dù tình trạng hồi phục khả quan nhưng sau này bé có thể bị di chứng như tay chân không linh hoạt, nói không rõ ràng, tổn thương dây thần kinh mặt, trí nhớ kém… Điều này khiến cha mẹ bé vô cùng đau xót, bà nội thì hối hận nhưng đã muộn.
Vị bác sĩ kể lại câu chuyện cho biết thêm, sau tai nạn đáng tiếc này, người mẹ cho biết khó có thể nhìn mặt mẹ chồng thêm nữa bởi giờ đây cô là người chăm sóc chính cho con trai, nhất quyết không để mẹ chồng đụng vào cháu bé. Thái độ này khiến cả chồng và mẹ chồng rất buồn. Bà nội ngỏ ý sẽ bồi thường và phụ giúp chăm sóc bé cho đến khi trưởng thành, nhưng cô con dâu nhất quyết không đồng ý. Từ đó lại gây thêm khó xử cho 3 người trong nhà: con trai, con dâu và mẹ chồng.
Sau khi thông tin được đăng tải, nhiều người vô cùng bức xúc, chỉ trích bà nội quá nóng nảy mà tổn hại đến cháu. Nhưng cũng có một số ý kiến cho rằng đứa trẻ là nạn nhân của bà và mẹ. Nếu lúc đó cô con dâu tạm ngừng tranh cãi thì người mẹ chồng không tức giận đến mức ném cốc nước.
Thực tế nếu một đứa trẻ có vấn đề về tâm lý mà nguyên nhân phần lớn là do môi trường gia đình thì làm sao cha mẹ, ông bà tránh khỏi những tổn hại cho trẻ? Khi có mâu thuẫn gia đình, hãy lưu ý những điều sau:
1. Tránh cãi nhau trước mặt trẻ
Khi người lớn cãi nhau, không được mất bình tĩnh hoặc ra tay trước mặt trẻ, tránh mặt trẻ và kiềm chế cảm xúc của mình để tránh gây tổn hại cho trẻ. .
2. Nhớ xoa dịu cảm xúc của trẻ
Khi cuộc cãi vã của người lớn vô tình liên quan đến trẻ, cha mẹ nên nhớ làm dịu cảm xúc của trẻ.
3. Đừng kéo trẻ em vào
Đừng nói trước mặt trẻ: “Nếu bố mẹ chia tay thì con ở với ai?”. Những lời như vậy có thể khiến con tổn thương vô cùng.
Bài và ảnh tổng hợp từ The Paper