Thai nhi nằm trong bụng mẹ đã có thể thưởng thức nhạc giao hưởng, hà cớ gì trẻ sơ sinh không thể nghe … bình giảng văn học.
Mới đây, một đoạn video đã làm dấy lên những cuộc thảo luận sôi nổi giữa cư dân mạng xã hội. Trong video, người dì bế bé 2 tháng tuổi và giải thích cặn kẽ kiến thức về điển cố văn học ở bậc … đại học cho bé. Tuy nhiên, em bé buồn ngủ trong suốt quá trình và không hề nghe lời.
Trong đoạn clip, lớp học độc đáo bắt đầu theo kiểu 1 kèm 1. Giáo viên và học sinh trong lớp này rất độc đáo, giáo viên là người dì trẻ tuổi hoạt bát, còn học sinh là cháu trai 2 tháng tuổi của cô. Chủ đề của lớp học này khá mới lạ: các điển cố văn học.
Ảnh OTS
Trong video, người dì đang ngồi tao nhã trên ghế sofa với em bé nằm trên tay. Cô cầm một cuốn sách giáo khoa dày dặn và cẩn thận giải thích các điểm kiến thức cho bé. Cô vẫn nói với giọng nhẹ nhàng nhưng đứa bé dường như không chú ý cho lắm, sau đó bé sơ sinh bắt đầu chớp chớp mắt, dường như chỉ muốn chìm vào giấc mộng uyên ương hồ điệp.
Không khí thật ấm áp và hòa thuận, giá mà lớp học nào cũng tao nhã như thế này. Người dì bế cháu trai bé nhỏ, trên tay cầm cuốn sách giáo khoa và kể cho cháu nghe những câu chuyện trong sách với giọng nhẹ nhàng. Mặc dù em bé còn quá nhỏ để hiểu những gì dì đang nói nhưng lúc đầu, giọng nói êm ái của dì đã khiến cháu chăm chú lắng nghe.
Trong quá trình kể chuyện, khuôn mặt dì đầy nhiệt huyết và kiên nhẫn. Thậm chí cô còn dùng một số ví dụ sinh động để minh họa cho các luận điểm trong văn bản, thỉnh thoảng còn trích dẫn những câu nói nổi tiếng để tăng tính thuyết phục. Phương pháp giáo dục của cô ấy có phù hợp không? Điều này phải xem ý kiến em bé thế nào đã.
Ảnh OTS
Một mặt, phương pháp giáo dục này của người dì thể hiện sự quan tâm, trách nhiệm của người cô đối với cháu trai. Bằng cách giảng dạy điển cố văn học, cô có thể giúp cháu trai mình tiếp cận nhiều kiến thức và văn hóa ngay từ khi còn nhỏ. Đồng thời, hình thức giáo dục sớm này cũng có thể nuôi dưỡng niềm yêu thích học tập và khả năng đọc của cháu trai, tạo nền tảng vững chắc cho việc học tập sau này của cháu.
Tuy nhiên, mặt khác, phương pháp giáo dục này cũng có một số vấn đề. Trước hết, do cháu trai còn quá nhỏ nên có thể không hiểu được những gì dì đang nói. Điều này có thể gây ra gánh nặng cho việc học tập, thậm chí ảnh hưởng tiêu cực đến hứng thú học tập của cháu. Thứ hai, người dì có thể tập trung quá nhiều vào việc thấm nhuần kiến thức trong quá trình kể chuyện mà bỏ qua những trải nghiệm, cảm xúc cá nhân của cháu trai, điều này không có lợi cho việc trau dồi trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của cháu. Đây đều là những gì mẹ bé phân tích, cũng là người đã quay đoạn clip đáng yêu về 2 dì cháu.
Ảnh OTS
Thật ra, đây cũng có thể là cách dì ôn bài trong lúc chăm sóc cháu, một công đôi việc chẳng lợi hơn sao. Biết đâu dì muốn nhanh thuộc bài, hoặc sắp tới có buổi thuyết trình, còn thính giả nào lý tưởng hơn cháu trai yêu quý? Mà cháu cũng được hưởng lợi đấy thôi. Đầu tiên, hành vi này có thể tăng cường giao tiếp tình cảm giữa dì và cháu trai và khiến mối quan hệ của họ gần gũi hơn. Bằng cách chia sẻ kiến thức với cháu trai của mình, người dì có thể thiết lập sự tương tác và kết nối độc đáo với cháu trai, tăng thêm sự ấm áp và vui vẻ cho mối quan hệ của họ.
Thứ hai, từ góc độ giáo dục, mặc dù cháu trai hiện không thể hiểu được nội dung do dì dạy nhưng việc tiếp thu sớm và hình thành thói quen học tập này sẽ có tác động tích cực đến việc học sau này của cháu. Khi cháu trai lớn lên, cháu có thể sẽ có hứng thú hơn với việc học tiếng thì sao?
Cảnh tượng này khiến cư dân mạng bật cười và nói đùa: "Khả năng hiểu của đứa bé này quá mạnh. Nó có thể nghe bài giảng đại học khi mới 2 tháng tuổi".
“Tốt mà. Kích thích ngôn ngữ thúc đẩy sự phát triển trí não.”
“Vừa học bài vừa trông cháu thôi mà, trước tôi toàn làm thế này suốt, chỉ có điều chẳng có ai quay lại thôi.”
“Haha. Con trai tôi 9 tháng tuổi, hiện đang học ở nhà và lấy bằng sau tiến sĩ, tháng sau cháu sẽ xin việc tại NASA.”
“Tôi cũng ngủ quên trong giờ văn ở trường đại học và bị giáo viên nhắc nhở, thực sự như bị thôi miên. Không trách em bé được. Cái này giống như dì đang dỗ em bé ngủ, tác dụng rất tốt vói cả người lớn và trẻ em.”
Tuy nhiên, một số cư dân mạng lại có quan điểm khác. Họ tin rằng trẻ 2 tháng tuổi nên tập trung vào việc ngủ và ăn thay vì bị ép buộc phải thấm nhuần kiến thức đại học. Họ lo lắng rằng giáo dục sớm có thể ảnh hưởng tiêu cực đến bé, khiến bé không thích học tập hoặc căng thẳng quá mức.
Trước vấn đề này, các chuyên gia giáo dục cũng bày tỏ quan điểm. Họ chỉ ra rằng giáo dục sớm thực sự có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh, nhưng cần chú ý đến phương pháp và thời điểm. Đối với trẻ 2 tháng tuổi, việc học ngôn ngữ chủ yếu tập trung vào việc tương tác với cha mẹ và những người thân thiết khác, đồng thời thúc đẩy sự phát triển khả năng ngôn ngữ của bé thông qua giao tiếp với họ. Những kiến thức nâng cao như đại học không phù hợp với các em ở độ tuổi này. Nhìn chung, đoạn video mang tính chất vui vẻ là chủ yếu. Một số người chế giễu nó, một số thảo luận về nó, và một số chuyên gia giáo dục đưa ra ý kiến riêng của họ. Trong mọi trường hợp, giáo dục là một chủ đề quan trọng đối với mỗi gia đình, và phương pháp cũng như thời điểm giáo dục đúng đắn rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Hy vọng mỗi gia đình có thể cung cấp cho các em bé môi trường và phương pháp giáo dục phù hợp dựa trên điều kiện và nhu cầu thực tế.