Mùa hè đến rồi đang định cho con đi học bơi rồi được đi bơi cả mùa hè nóng nực mà nghĩ lại cũng nhiều rủi ro quá các mẹ ạ. Mình vừa đọc trên báo còn thấy thông tin đưa về một trường hợp em bé đã 'đi xa' sau khi đi bơi, mặc dù không phải là bị ngạt nước.
Mình chia sẻ lại trường hợp này ở dưới đây cho mọi người cùng biết nhé!
Theo thông tin mình đọc được trên báo chí đăng tải thì cậu bé này tên David Pruitt, 7 tuổi đến từ Tehama, California, Mỹ đột nhiên cảm thấy không khỏe sau vài ngày khi bơi trong 1 hồ nước ở Bắc California vào cuối tháng 7 năm ngoái.
Vi khuẩn có thể có trong nước bể bơi, ảnh: DA
Sau đó gia đình cậu bé ngay lập tức đưa cậu bé đến phòng cấp cứu của bệnh viện để điều trị, và rồi lại chuyển đến Trung tâm Y tế Davis của Đại học California.
Điều đáng buồn là dù đã được các bác sĩ nỗ lực cứu chữa trong suốt 1 tuần liền nhưng cậu bé này đã không qua khỏi và ra đi mãi mãi.
Được biết cậu bé bị sưng não nghiêm trọng và phải nằm ở khu vực cấp cứu của bệnh viện để hỗ trợ duy trì sự sống. Nhưng tới ngày 7/8, sau 1 tuần cậu bé đã không thể ở lại với ra đình và trút hơi thở cuối cùng.
Trong báo cáo khám nghiệm cuối cùng của cậu bé, người ta đã tìm thấy loài "Naegleria fowleri", thường được gọi là amip ăn não.
Dì của cậu bé tin rằng cậu có thể bị nhiễm bệnh khi bơi trong hồ và sau đó ra đi vì bệnh viêm màng não do loại amip nguyên phát này gây ra.
Nên chọn bể bơi đảm bảo nước sạch sẽ, ảnh: DSA
Bác sĩ chuyên khoa gan và dạ dày, Wu Hao từng trả lời phỏng vấn: Amip ăn não là loại amip chỉ có thể tìm thấy ở nước ngọt ấm, chẳng hạn như nước hồ, nước suối và nước sông, thậm chí là cả nước hồ bơi nếu nó không sạch, không được khử trùng bằng clo. Amip ăn não phải được hít qua mũi mới có cơ hội nhiễm trùng và đi tới thượng não, trường hợp nặng não sẽ chứa mủ, thủng, đau đầu, lú lẫn, chuột rút, hôn mê.
Bác sĩ Wu cảnh báo người nhiễm amip ăn não có thể gây ngừng tim ngừng thở. Khi nhiễm họ thường mất 2-3 tuần kể từ khi bắt đầu có triệu chứng đến khi ra đi sau khi nhiễm trùng. Vì vậy, ông khuyến cáo mọi người không nên bơi trong nước không sạch và tránh bị ngạt thở khi bơi.
Đây cũng coi như 1 bài học để sau này nếu cho con đi bơi thì mọi người nên cẩn thận hơn tránh gặp phải trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Amip ăn não có thể sống sót trong môi trường có nhiệt độ nước cao
Tên khoa học của amip ăn não là "Naegleria fowleri", đây là sinh vật đơn bào thường xâm nhập vào cơ thể người từ niêm mạc mũi, sau đó xâm nhập vào não theo dây thần kinh khứu giác. Loại amip này lấy mô não người làm chất dinh dưỡng và phá hủy não.
Amip ăn não hầu hết được tìm thấy ở nước ngọt ấm như hồ, sông, ao, đặc biệt là vào những tháng mùa hè nóng nực như tháng 7, 8, 9. Khả năng lây nhiễm nó cao hơn khi nhiệt độ nước tăng dưới ánh sáng mặt trời, mọi người lưu ý nha.