"Con bé hứa là sẽ dẫn vợ chồng tôi qua Hàn Quốc để đi du lịch, ăn thử các món bên đó. Nó còn nói, sau khi học xong thì sẽ ráng làm có tiền để phụ giúp cho ba mẹ, nhưng giờ con tôi không còn nữa. Bây giờ gia đình chỉ mong sớm được đưa cháu về nhà để lo hậu sự…”
Gương mặt trẻ trung, nụ cười rạng rỡ của T. trên những bức hình treo trong nhà như xát muối vào trái tim người thân, bè bạn (Ảnh VTC)
Miền quê hiền hòa, người dân quanh năm bán lưng cho trời, bán mặt cho đất. Việc lo cho một đứa con du học không hề dễ dàng, nhưng cha mẹ luôn cố gắng vì con. Có điều niềm hy vọng đó đã không còn nữa.
Em Đinh Thị T. (Vĩnh Thạnh, Bình Định) mà người đã không qua khỏi trong vụ việc ở Itaewon, Seoul (Hàn Quốc) tuần trước. Ít ai biết em T. là con một trong gia đình. Những ngày này, cha mẹ của nữ du học sinh tại Hàn Quốc đang thấp thỏm chờ đón con về. Có ai mà ngờ con vui vẻ đi du học, mà về chỉ là một khối lạnh. Không khí đau thương bao trùm căn nhà nhỏ ở vùng quê nghèo Bình Định.
Ảnh VTC
Nếu một đứa trẻ mất đi cha hoặc mẹ, thì người ta gọi nó là đứa trẻ mồ côi, đàn ông mất vợ thì gọi là goá, phụ nữ mất chồng thì gọi là quả phụ, nhưng không có tên gọi nào dành cho những người cha, người mẹ bị mất con? Ðó là vì không có một từ ngữ nào đủ để miêu tả về nỗi đau đó cả.
Em đọc trên VTC thì từ khi nhận được tin chính thức, rất nhiều người thân trong gia đình và bà con hàng xóm đã tới thăm hỏi, động viên cha mẹ em T. Không đau lòng sao được khi chứng kiến cảnh người tóc bạc tiễn kẻ đầu xanh.
Hai vợ chồng chị có mỗi mình T. là con (Ảnh Vietnamnet)
Họ nói rằng T. là niềm tự hào của cả gia đình. Em là con một trong nhà, từ nhỏ đã rất ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập. Năm 2009, khi học hết lớp 12, T. đã thuyết phục gia đình cho đi du học theo diện tự túc tại Hàn Quốc. Cha mẹ em quyết dồn hết sức lực, vay mượn thêm đủ 800 triệu đồng để tạo điều kiện cho con thực hiện ước mơ.. ..
“Từ ngày qua đó đến nay cháu về thăm nhà được 2 lần. Bữa trước, T. thông báo Tết này sẽ về nhà 1 tháng. Vợ chồng tôi cũng dự định cuối tháng 11 này sẽ sang Hàn Quốc thăm con. Vậy mà…”, người cha nghẹn giọng khi nhắc tới đứa con gái duy nhất của mình. Phút cuối cha mẹ còn không được nhìn thấy mặt con, làm sao mà không đau. Mẹ em ngồi thất thần giữa nhà, không thể tin con gái mình đã ra đi mãi mãi nơi đất khách quê người. 3 năm nay, sợ ba mẹ ở nhà buồn nên không tối nào T. quên gọi điện về nói chuyện với ba mẹ. Vậy mà giờ đây không còn tiếng nói cười của con nữa rồi.
Mọi dự định đều tan vỡ (Ảnh Vietnamnet)
Khi vụ việc ở Itaewon xảy ra, cha mẹ gọi điện cho T. nhưng không liên lạc được. Đến khi nhận được tin sét đánh, mẹ em T. ngất lịm, còn người cha không thể tin đó là sự thật. Họ đã tin có một phép màu xảy ra, người đông như vậy thì nhần lẫn là chuyện đương nhiên. Chắc chắn là con gái họ đang ở đâu đó, rồi con sẽ gọi về và nói rằng con không sao cả, cha mẹ đừng quá lo lắng cho con. Tháng 11 này họ dự định sang Hàn Quốc thăm con, con gái cũng hứa sẽ dẫn cha mẹ đi du lịch, ăn uống. Con đã hứa với cha mẹ như vậy mà, cuối cùng con lại không giữ lời.
“Đau đớn quá, con tôi mới hơn hai mươi tuổi đời”, cha em T. nghẹn ngào. Cố nén đau đớn trong lòng, ông phải vững vàng để chăm lo cho gia đình, chuyện hậu sự của đứa con gái duy nhất. Bởi từ khi nhận được tin, mẹ T. ngất lịm đi, cứ tỉnh là lại gào khóc gọi tên con. Nhà chỉ có một đứa con duy nhất nên bao yêu thương dồn cho con hết. Vậy mà niềm hy vọng ấy cũng đã tắt lịm:
“Nhiều khi nhớ con nước mắt cứ chảy nhưng không dám nói, sợ con lo lắng mà ảnh hưởng đến học hành. Vợ chồng tôi chỉ có T. là nguồn sống, giờ mất con rồi, tôi biết sống làm sao”, người phụ nữ nói trong tiếng nấc.
Lễ viếng em T. đã được tổ chức Bệnh viện Bucheon thuộc Đại học Soonchunhyang, Hàn Quốc, cha mẹ khắc khoải chờ con về (Ảnh VTC)
Hiện tại các thủ tục pháp lý bên Hàn Quốc được bố mẹ nạn nhân ủy quyền cho người con nuôi sắp xếp để đưa T. về quê hương sớm nhất. Sau 3 năm đi học, cuối cùng con gái cũng đã về, nhưng không phải trong sự vui mừng của mẹ cha, mà là trong những giọt nước mắt tiếc thương cho tuổi đời còn quá trẻ.