Cách xử lí tinh tế của ông bố khi con trai vừa lười học vừa lì lợm đã khiến cư dân mạng “tâm phục khẩu phục”
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, trẻ em rất dễ bị cuốn theo nhiều thú vui khác nhau như chơi game, xem phim,… và vô tình bỏ lơ chuyện học hành, khiến các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng. “Con lười học phải làm sao? Cách dạy con tự giác học chăm chỉ là gì? Làm sao để con tự giác học tập?…” có lẽ đây chính là mối bận tâm không hề nhỏ của các bậc cha mẹ khi con ở tuổi đến trường.
Trẻ em như một tờ giấy trắng, mọi tính cách của con đều phụ thuộc rất lớn vào cách giáo dục của gia đình, nhà trường. Do đó, rèn luyện cho trẻ tính tự giác trong học tập và sinh hoạt, các mẹ cần có những biện pháp và định hướng đúng đắn ngày từ khi con còn bé.
Ông Trần có một cậu con trai tên là Hiểu Đông, năm nay 11 tuổi và đang học lớp 4. Ông Trần rất quan tâm đến việc học của con trai, luôn sẵn sàng dành mọi điều kiện tốt nhất để Hiểu Đông được tập trung học tập. Tuy nhiên, trái với kì vọng của bố mẹ, cậu bé lại rất ham chơi, chỉ thích dán mắt vào tivi, điện thoại và các trò chơi khác chứ không bao giờ đụng bút vào bài tập về nhà. Thậm chí, Hiểu Đông còn thường xuyên không hoàn thành hài tập đúng hạn, và đối phó bằng cách chép bài của bạn cùng lớp. Vì vậy, thành tích học tập của cậu ngày một sa sút, đến nỗi cô giáo chủ nhiệm phải liên lạc với phụ huynh để phàn nàn.
Sau khi biết chuyện, ông Trần rất tức giận, nhưng vẫn giữ bình tĩnh nhẹ nhàng nói chuyện với con trai. Trong cuộc trò chuyện, Hiểu Đông nói rằng mình không thích học, cậu nghĩ việc đọc sách vô cùng nhàm chán mà chỉ thích chơi thôi.
Nghe tới đây, ông bố đã nhận thấy mức độ nghiệm trọng của sự việc. Nếu không giúp con có cái nhìn đúng đắn về việc học hành thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tương lai của cậu bé. Đột nhiên ông Trần nảy ra một ý tưởng không ai ngờ tới. Theo đó, ông bố đưa con trai tới một công trường xây dựng và yêu cầu con trai phải đào một con mương bên vệ đường. Đổi lại, mỗi ngày đứa trẻ sẽ nhận về 5 nhân dân tệ.
Nguồn hình: Sohu
Hiểu Đông nghe xong rất hăm hở vì cho rằng thử thách này quá dễ dàng, “việc nhẹ lương cao”. Tuy nhiên, chỉ sau 2 giờ đồng hồ hì hục cầm xẻng xúc đất, cậu bé dần cảm thấy mệt mỏi và đuối sức. Lúc này, em nhận ra việc học hành không vất vả bằng những công việc lao động chân tay như thế này.
Nhờ thử thách của bố, Tiểu Đông cũng rút ra bài học cho mình rằng nếu không học hành chăm chỉ thì sẽ phải vất vả để tìm kiếm một công việc ổn định sau này. Khi được hỏi về cảm giác sau một ngày làm việc vất vả, cậu bé chỉ rưng rưng đáp lại 3 chữ: "Con muốn học!".
Nguồn hình: Sohu
Quả thực, nếu được rèn luyện tính tự giác ngay từ nhỏ thì khi lớn lên, trẻ sẽ có cơ hội thành công nhiều hơn trong học tập lẫn cuộc sống sau này. Tuy nhiên, đức tính này không phải tự nhiên mà có và để trẻ có được tính tự giác này thì bố mẹ cần phải rèn luyện cho con em trong một thời gian rất dài. Đặc biệt, quá trình rèn luyện này đòi hỏi rất nhiều về sự kiên nhẫn và sự khéo léo từ người lớn.
Rèn luyện tính tự giác cho con
Về cơ bản, các mẹ nên dạy cho con thực hiện các công việc đơn giản như việc tự vệ sinh cá nhân, tự mặc quần áo, tự ăn cơm… để các việc này trở thành thói quen. Đến lúc đã trở thành thói quen thì bé sẽ tự thực hiện công việc này mà không cần người lớn theo nhắc nhở liên tục.
Ngoài ra cha mẹ cần lưu ý thêm một điểm quan trọng đó chính là hãy thường xuyên động viên, khuyến khích, khen thưởng con để tạo động lực tốt hơn tự mình hoàn thiện các công việc thậm chí không cần cha mẹ yêu cầu.
Giúp con tự giác trong học tập
Để trẻ có thể tự giác học tập thì trước tiên phải tạo niềm vui cho con. Đặc biệt, tùy theo điều kiện kinh tế gia đình thì cha mẹ nên nhớ tạo một góc học tập thực sự cho con.
Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý phải thường xuyên nhắc nhở con để tạo thành thói quen ban đầu. Và từ đó ở bé mới hình thành ý thức tự giác học tập lâu dài. Một khi ý thức tự giác học tập đã thành thói quen rồi thì tần suất nhắc nhở của cha mẹ mới có thể giảm xuống.
Giúp con tự giác trong sinh hoạt hàng ngày
Cha mẹ nên lưu ý là không nên tách rời tính tự giác trong học tập với việc tự giác trong việc thực hiện nhiệm vụ của trẻ trong gia đình, nhà trường và xã hội. Bởi các nhiệm vụ này phải được thực hiện song hành nhau và bổ trợ cho nhau trong việc rèn luyện tính tự giác ở trẻ.
Ngoài ra, cha mẹ nên lập thời khóa biểu rõ ràng cho con thực hiện theo mỗi ngày. Ví dụ như mấy giờ dậy, dậy rồi làm gì, đánh răng, rửa mặt, ăn sáng, đi học… mấy giờ tự học, mấy giờ đi ngủ… sẽ giúp bé hình thành thói quen thực hiện công việc theo chương trình đã lên sẵn và từ đó cũng có tính tự giác cao hơn và biết cách quản lý thời gian tốt hơn.