Dù đã ngoài 30 tuổi, Jack vẫn không thể tự phục vụ cho bản thân mà phải phụ thuộc hết vào cha mẹ.
Cha mẹ nào cũng rất hết mực yêu thương con cái và muốn mọi điều tốt đẹp nhất đến với con. Tuy nhiên nhiều bậc cha mẹ lại nuông chiều con một cách phi nguyên tắc. Họ có suy nghĩ sai lầm rằng làm con vui bằng mọi thứ con cần, con đòi thứ gì là cho thứ đó, hay khi con hư lại không dám la phạt . Dần dần trẻ sẽ hình thành một thói quen là người khác luôn phải chiều theo ý mình, ỷ lại, ích kỷ, và trở thành một “đứa trẻ không chịu lớn.” Cũng về chủ đề này, câu chuyện về chàng trai tên Jack, 33 tuổi sống tại Mỹ sau đây là một ví dụ.
Jack là con trai duy nhất trong gia đình, rất khó khăn mới được sinh ra, vậy nên từ nhỏ anh đã được bố mẹ chiều chuộng hết mực. Cha mẹ Jack không cho con trai ra khỏi nhà để tránh những tác động từ bên ngoài, cứ để cho con trai mình nằm dài trong cũi chơi trò chơi và bưng đồ ăn lên tận miệng. Vì vậy, đến năm 6 tuổi, Jack không thể bước đi vững vàng nên cũng không thể đi học.
Nguồn hình: news
Năm 13 tuổi, vì lo sợ con trai mắc bệnh tâm lí nên cha mẹ đã đưa Jack đi khám. Tuy nhiên, bác sĩ khẳng định Jack hoàn toàn bình thường và sự chậm phát triển này đến từ cách chăm sóc quá “khác biệt” của cha mẹ anh. Không thể khắc phục vì quá muộn, những năm tháng tiếp theo, Jack đều sống cuộc sống được bố mẹ già chăm sóc và chẳng biết một chút kiến thức nào về cuộc sống.
Nguồn hình: news
Hiện nay, dù đã 33 tuổi nhưng Jack vẫn không thể tự phục vụ cho bản thân mà phải phụ thuộc hết vào cha mẹ. Anh vẫn giữ thói quen uống sữa bằng bình, mặc tã, dùng núm vú giả và vẫn ở trong cũi. Lẽ ra, ở độ tuổi đó, Jack đã lập gia đình, tự kiếm tiền và báo hiếu với cha mẹ. Điều này khiến không ít người cảm thấy xót xa và cũng ngao ngán trước cách dạy dỗ con quá đỗi sai lầm của cha mẹ Jack.
Nguồn hình: news
Có thể thấy rằng, cuộc sống và tương lai của một đứa trẻ phụ thuộc rất lớn vào cách giáo dục của cha mẹ. Việc yêu thương con phải đúng cách để trẻ được phát triển một cách toàn diện và trở thành người có ích cho xã hội. Nhiều bậc cha mẹ vì quá nuông chiều con cái mà không hề biết điều đó đã vô ý để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với con như:
- Thiếu hụt cảm xúc
- Chống đối khi mong muốn của trẻ không được đáp lại
- Không biết tự kiềm chế hay tự kiểm soát chính mình
- Khó khăn khi phải theo luật lệ hay quy định
- Thiếu kỷ luật, trở nên ích kỷ và chống đối quyền lực
- Thiếu trách nhiệm với hành vi của mình
- Nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ giữa ba mẹ nuông chiều con và những rối loạn về hành vi cũng như ham mê vật chất của trẻ vị thành niên
- Trẻ ích kỉ và ham muốn cao, không thích chia sẻ
- Trẻ thiếu tự tin
- Thiếu kỹ năng xã hội.
Nếu tự nhân thấy mình là người nuông chiều con và giờ đây các muốn thay đổi hành vi của mình, thì không gì là quá trễ. Đã đến lúc kết hợp các kế hoạch sau cũng như đưa chúng vào lối sống hằng ngày để thay đổi dần mọi thứ:
Kiên quyết chấm dứt việc nuông chiều con cái quá mức
Chỉ cần các mẹ không do dự và kiên quyết ngừng cưng chiều con cái, vậy thì có thể cải thiện hành vi của trẻ một cách đáng kể.
Thiết lập các quy tắc và hình phạt rõ ràng
Khi quản giáo con cái, thay vì la mắng “không được”, “mẹ đếm đến ba”, hay cằn nhằn không ngừng, thì tốt hơn là các nên nói rõ ràng và ngắn gọn những gì mẹ muốn con hoàn thành và hậu quả của việc không tuân theo các quy tắc..
Tránh bao bọc trẻ quá mức
Việc bao bọc trẻ quá mức sẽ ngăn cản trẻ em phát triển nhân cách một cách bình thường. Trừ khi tình huống quá nguy cấp, còn không thì các mẹ nên để con cái chịu khổ một chút; để cho trẻ phải chịu trách nhiệm cho những hành động của mình.
Hạn chế những nhu cầu vật chất của trẻ
Một số cha mẹ nhịn ăn nhịn mặc, chỉ mặc quần áo rẻ tiền. Nhưng họ sẵn sàng mua cho trẻ một đôi giày mắc tiền, khiến cho trẻ không học được cách tiết kiệm và phó xuất để có được thứ chúng muốn. Việc có được một thứ quá dễ dàng sẽ làm cho trẻ không biết trân quý đồ vật và công sức của người khác.
Dạy cho trẻ cách vượt qua sự ‘nhàm chán’
Dạy trẻ cách tự tìm niềm vui rất hữu ích cho sự phát triển của trẻ. Khi hầu hết trẻ lên 3 tuổi, các con có thể tự giải trí trong hơn một nửa thời gian của mình và chúng bắt đầu sử dụng trí tưởng tượng của mình trong quá trình khắc phục sự nhàm chán; chúng có thể sáng tạo ra các trò chơi và ý tưởng để giải trí.