Cứ ngỡ đột quỵ và đột quỵ não chỉ xảy ra với người lớn tuổi, nhưng mới đây, một thiếu nữ 18 tuổi đã rơi vào tình trạng này. Là cha mẹ, chúng ta cần quan tâm hơn đến sức khỏe con.
Những năm gần đây, các ca đột quỵ ở người trẻ và trẻ em đã xuất hiện, điều mà trước đây ai cũng nghĩ chỉ có thể xảy ra ở người lớn. Tuy đây vẫn là các trường hợp không phổ biến nhưng bản thân cha mẹ khi chăm sóc, theo dõi sức khỏe của con em mình cũng không thể chủ quan. Những hiểu biết về vấn đề này sẽ không bao giờ thừa khi thỉnh thoảng chuyện trẻ nhỏ hoặc trẻ vị thành niên bị đột quỵ vẫn xảy ra.
Đột quỵ não hay còn gọi là tai biến mạch máu não, tức một phần não bộ đột ngột tổn thương khi mạch máu nuôi dưỡng phần não đó bị tắc hoặc vỡ. Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ nói chung ở trẻ thường là đau đầu, nôn ói, méo miệng, co giật thiếu ý thức. Nếu không cấp cứu, xử trí kịp thời ở “thời điểm vàng” thì nguy cơ tử vong rất cao. Câu chuyện thiếu nữ 18 tuổi hay bé trai 13 tuổi bị đột quỵ là những trường hợp đáng để cha mẹ quan tâm khi có những bất thường xảy ra ở con mình.
Ngỡ đau đầu bình thường nào ngờ rơi vào hôn mê sâu
Còn nhớ vào khoảng cũng tầm tháng 10.2019, em có đọc được câu chuyện về em N.L. 18 tuổi, nhập viện BV TƯ Quân đội 108 do đột quỵ não. Em gái này thường xuyên đau đầu nhưng chủ quan không thăm khám định kỳ. Nghe tới đây, thiết nghĩ đau đầu cũng chỉ là dấu hiệu thường gặp khi căng thẳng, stress,... Nhưng không. Được biết, trước đó, em gái này cũng có dấu hiệu điển hình của đột quỵ như bị đau đầu dữ dội, nôn liên tục, ý thức chậm dần rồi mất hẳn nên được chuyển đến khoa cấp cứu.
Em N.L đã dần hồi phục sau cơn đột quỵ dù chưa hoàn toàn. Nguồn: vietnamnet
Sau đó khoảng 5 tiếng, N.L bị hôn mê sâu, điểm Glasgow chỉ còn 6/15 điểm, đồng tử mắt trái 3mm, mắt phải 2mm, phản xạ đồng tử với ánh sáng âm tính, liệt tứ chi. Bác sĩ cho biết nếu không cấp cứu kịp thời, tiên lượng tử vong rất cao.
Nghe tới đây, em lại thấy hoang mang vì không nghĩ tình trạng đáng quan ngại vậy. Bởi trước giờ, các em còn ở lứa tuổi học sinh có thể bị đau đầu vì học nhiều, áp lực điểm số, gánh nặng từ các cuộc thi nhưng không nghĩ nó có liên quan đến triệu chứng bệnh nguy hiểm như vậy.
Bằng các phương pháp điều trị phù hợp và với chỉ định phẫu thuật đặt dẫn lưu não thất ổ bụng, N.L có cải thiện về lâm sàng sau phẫu thuật. Sau 2 tháng từ khi xuất viện, N.L đến tái khám, đã hồi phục hoàn toàn về trí nhớ, cơ tay 2 bên đã đạt 4/5, cơ chân đạt 3/5 có thể tự đi lại và làm việc nhẹ, tự chăm sóc mình và sẽ tiếp tục tập hồi phục chức năng. Bác sĩ ThS.BS Nguyễn Thị Cúc cho biết, đây là trường hợp bị đột quỵ não rất nặng nhưng nhờ kết hợp nhiều phương pháp nên hồi phục rất tốt.
Ảnh trái mang tính chất minh họa. Ảnh phải là ảnh chụp cộng hưởng từ não cho thấy nhồi máu vùng đồi thị bên trái ở trẻ vị thành viên. Nguồn ảnh: Tiến sĩ Weng Geng
Một trường hợp khác thu hút sự chú ý của cộng đồng là cậu bé 13 tuổi ở thành phố Cao Hùng. Em đột nhiên bị yếu ở bàn tay và bàn chân bên phải, gần như liệt nửa người. Thấy con như vậy, cha mẹ vô cùng hoảng sợ và ngay lập tức đưa đến Khoa Cấp cứu Đa khoa Cao Hùng. Các bác sĩ chẩn đoán em đã bị đột quỵ. Để cứu em, các bác sĩ phẫu thuật tim cắt bỏ khối u trong tâm nhĩ trái. Sau mổ, bác sĩ kê đơn thuốc truyền máu, may mắn là em đã dần hồi phục.
Tiến sĩ Weng Gengen, Giám đốc Trung tâm Bệnh tim bẩm sinh Cao Hùng cho biết, cậu bé hầu như không có biểu hiện gì bất thường trước khi phát bệnh, lại thích thể thao như những thanh thiếu niên bình thường, nhưng đột nhiên xuất hiện liệt và yếu ớt. Sau khi được đưa đi làm sinh thiết não, mới phát hiện ra nhồi máu não thiếu máu cục bộ colliculus bên trái. Đây là một trường hợp bị tai biến mạch máu não.
Có hay không cách phòng tránh bệnh đột quỵ ở trẻ em?
Dưới đây là các cách phòng tránh hiệu quả tình trạng đột quỵ não:
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Trẻ nhỏ cần được thăm khám sức khỏe định kỳ nói chung và nếu có dấu hiệu nghi ngờ, có thể được tầm soát, dự phòng đột quỵ nói riêng bằng các phương pháp khảo sát mạch não. Bằng cách này, bác sĩ sẽ sớm phát hiện các yếu tố gây đột quỵ để có thể đưa ra các biện pháp mang tính chủ động nhằm can thiệp dự phòng.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Trong điều kiện bình thường, trẻ nhỏ luôn cần được chăm sóc để có chế độ dinh dưỡng phù hợp. Muốn tránh các nguy cơ đột quỵ với trẻ có nguy cơ cao, cần cho trẻ ăn nhiều loại đậu, ngũ cốc, rau củ quả; Ăn nhiều thịt trắng, hải sản, trứng để bổ sung protein, hạn chế thịt đỏ; Uống nhiều nước trái cây, nước lọc, sữa đậu nành; Hạn chế thực phẩm nhiều đường, đồ ngọt, thực phẩm giàu chất béo, đồ chiên xào,...
- Giữ ấm cơ thể: Cơ thể nhiễm lạnh sẽ làm tăng huyết áp, tăng áp lực khiến mạch máu bị vỡ. Đặc biệt vào mùa mưa và mùa lạnh, nên giữ ấm cơ thể cho trẻ bằng cách mặc đủ ấm, tránh mồ hôi thấm ngược và che chắn cẩn thận khi ra ngoài.
- Tập thể dục hàng ngày: Bằng cách khuyến khích trẻ thường xuyên tập thể dục, bé sẽ có cơ hội được nâng cao sức dẻo dai, giúp tim khỏe mạnh. Tập thể dục 30 phút/ngày, ít nhất 4 lần/tuần làm giảm nguy cơ đột quỵ. Tuy nhiên, cũng không nên ép trẻ phải tập thể dục quá sức.
Muốn tránh các nguy cơ đột quỵ với trẻ có nguy cơ cao, cần cho trẻ ăn nhiều loại đậu, ngũ cốc, rau củ quả
Nghe qua câu chuyện trên, hẳn là nhiều bố mẹ sẽ cảm thấy có chút lo lắng khi con mình hay than đau đầu. Nếu vẫn không thể yên tâm vì không biết chắc con mình có nằm trong số đối tượng nguy cơ hay không, bố mẹ có thể đưa trẻ đi kiểm tra. Thông thường nguy cơ đột quỵ sẽ cao hơn với các trẻ có bệnh lý về tim, béo phì, bị hẹp động mạch cảnh,... Dù thế nào thì khi thấy con có dấu hiệu bất thường, cha mẹ cũng đừng quá chủ quan để có thể hành động kịp thời.