Sự việc xảy ra cách đây một vài ngày khiến cho cộng đồng mạng và nhất là những người đã từng làm cha mẹ vô cùng phẫn nộ trước hành động thiếu suy nghĩ của đôi vợ chồng trẻ.

Sự việc cũng đã được báo chí chính thống đăng tải rồi. Mình  chia sẻ lại thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây cho mọi người cùng biết nhé.

Cụ thể, cặp vợ chồng làm nghề YouTuber người Nhật đã gây phẫn nộ khi quay cảnh con gái 2 tuổi bị kẹt trong xe dưới nắng nóng để câu view.

Theo SCMP đưa tin, cặp vợ chồng người Nhật Bản này vốn nổi tiếng trên mạng xã hội với cái tên 'raunano_family'. Họ đang có khoảng 58.000 người theo dõi trên mạng xã hội YouTube.

Cuối tháng 5, cặp đôi này đã đăng tải video có tựa đề "Con gái tôi bị n/h/ố/t trong xe dưới nắng gắt". Người cha cho biết anh ta quay video này trong lúc đến trường mẫu giáo để đón con trai và hai cô con gái nhỏ.

Trong chuyến đi, anh đặt cô con gái lớn tên là Nanoka (2 tuổi) ngồi ở ghế sau và đóng cửa lại. Khi chuẩn bị đặt con gái nhỏ hơn ngồi cạnh chị gái, Nanoka đã vô tình khóa trái cửa xe.

Gặp phải tình huống khẩn cấp, thay vì ngay lập tức tìm kiếm sự trợ giúp, người cha lại thản nhiên lấy điện thoại rồi bắt đầu quay lại phản ứng của con mình, đồng thời lớn tiếng kêu lên trong video: "C/h/ế/t thật rồi! Nanoka bị nhốt trong xe. Xe bị khóa và con bé không thể ra ngoài!".

Trong video, mọi người đều thấy cô bé 2 tuổi khóc nức nở, người ướt đẫm mồ hôi vì nắng nóng và hoảng sợ. Trong khi đó, người cha cố gắng hướng dẫn em cách mở khóa cửa xe nhưng ai cũng biết, đó dường như là nhiệm vụ bất khả thi đối với một đứa trẻ mới có 2 tuổi.

hình ảnh

Cô bé tỏ ra sợ hãi khi không thể thoát ra bên ngoài, ảnh: SCMP

Đáng nói, sau khi quay được clip, thay vì gọi cảnh sát, người cha lại tiếp tục bình tĩnh liên lạc với một thợ khóa và giải thoát cho Nanoka. Theo báo cáo, bé gái đã bị kẹt trong xe với hơi nóng hầm hập trong hơn 30 phút. Hiện chưa rõ sự việc này có ảnh hưởng đến sức khỏe của em hay không.

Clip sau đó được đăng tải lên mạng xã hội nhằm câu kéo lượt xem. Tuy nhiên, dân mạng cả trong và ngoài nước đều tỏ ra phẫn nộ trước hành động của người cha.

"Cha mẹ này thật là đ/i/ê/n r/ồ. Tôi từng gặp tình huống tương tự, lúc đó tim tôi như vỡ ra và hồi hộp đến mức cảm giác như mình không còn sống nữa. Thật đáng kinh ngạc khi ai đó có thể bình tĩnh đến mức quay lại cảnh này bằng điện thoại", một người lên tiếng.

"Tiền kiếm được từ việc đ/á/n/h cược m/ạ/n/g sống của con gái mình có khiến các bạn cảm thấy thoải mái không?", một người khác bình luận.

Đối mặt với làn sóng chỉ trích dữ dội, cặp vợ chồng đã lên tiếng xin lỗi, tuyên bố rằng họ "rất tiếc vì đã thực hiện một video khiến mọi người cảm thấy khó chịu". Dù vậy, sự việc này đã khơi lại những bi kịch trong quá khứ, khi một số trẻ em Nhật Bản t/h/iệt m/ạ/ng do bị bỏ quên trên xe.

Tháng 9/2023, một người phụ nữ 53 tuổi ở Okayama (Nhật Bản) đã bỏ cháu trai 2 tuổi trong xe ô tô suốt 9,5 giờ. Cháu bé đã không thể qua khỏi, nghi ngờ do say nắng. Cơ quan chức năng ước tính nhiệt độ bên trong xe vượt quá 40 độ C.

Không chỉ Nhật Bản, sự việc của gia đình sau nói trên sau đó đã được truyền thông T/rung Q/uốc đưa tin và tạo ra làn sóng giận dữ không kém.

"Liệu có nên tước quyền nuôi con của cặp đôi này vì hành vi cố ý b/ạ/o h/à/n/h trẻ em hay không?" một cư dân mạng T/rung Q/uốc đặt câu hỏi.

"Tôi không thể hiểu nổi tại sao ai đó lại có thể quên con mình trong xe cả nửa ngày. Ngay cả khi nuôi một con mèo, tôi cũng liên tục kiểm tra xem nó đang trốn ở đâu trong nhà để đảm bảo nó không ra ngoài. Nếu không thích trẻ con, tôi nghĩ bạn đừng sinh con", một người khác chia sẻ.

Dạy trẻ bấm còi xe nếu không may bị bỏ quên trên ô tô

Với hầu hết các dòng xe hiện nay, dù đã tắt máy, rút chìa khóa, thậm chí chìa khóa để cách xe một khoảng rất xa, vẫn có thể bấm còi xe. Đó là bởi còi xe dùng nguồn điện kết nối trực tiếp với bình ắc quy. Ắc quy trong bình hoàn toàn có thể cung cấp nguồn điện cho còi bấm được nhiều giờ liên tục.

Do đó, các giáo viên, bảo mẫu hoặc phụ huynh nên chỉ cho trẻ biết vị trí của còi xe ô tô và cách bấm còi.  Trong trường hợp chẳng may bị bỏ lại trên xe mà không có các thiết bị liên lạc với bên ngoài, trẻ nên đến vị trí của còi xe, bấm còi liên tục để thu hút sự chú ý của người xung quanh. Đây là cách đơn giản và đỡ tốn sức nhất mà hầu như trẻ em nào cũng có thể thực hiện nếu được hướng dẫn từ trước.

Tương tự còi, đèn khẩn cấp (đèn hazard) vẫn có thể hoạt động khi xe đã tắt điện và dù cho có bị khóa từ bên ngoài. Chỉ cần bấm nút, đèn báo khẩn cấp được lắp ở 2 góc phía trước và 2 góc phía sau xe ô tô sẽ chớp liên tục, ở một số xe còn kèm theo tiếng động, giúp thu hút sự chú ý của mọi người xung quanh.

Nút đèn hazard trên khung điều khiển xe ô tô rất dễ nhận biết với hình tam giác màu trắng trên nền đỏ. Giáo viên, phụ huynh rất dễ hướng dẫn các em vị trí của đèn này và cách bấm nút. Các em có thể kết hợp cùng lúc bật đèn hazard và bấm còi.