Nhiều lúc mẹ cứ la mắng con ham chơi lười học, xem ti vi thì tập trung, học thì lơ mơ, nhưng có thể đó là một dạng rối loạn đó mẹ.
Có những đứa trẻ đi học mất tập trung, hay nhìn xung quanh, về nhà làm bài tập thì rất hay sai, bố mẹ giảng xong quên ngay. Bố mẹ thường nghĩ con thiếu chú ý, lười học, ham chơi hoặc con không thông minh.
Tuy nhiên, nếu con xem ti vi chăm chú, làm bài lại dễ mất tập trung, có thể đó là biểu hiện của chứng rối loạn tích hợp giác quan. Bố mẹ cần nhận ra sớm để giúp con điều trị kịp thời.
Biểu hiện của chứng rối loạn tích hợp giác quan
Sau 3 – 4 tuổi, bố mẹ nên thử xác định con có bị rối loạn tích hợp hay không thông qua những biểu hiện sau:
- Thường xuyên không chịu được bẩn tay, nếu thấy tay bẩn sẽ ồn ào khó chịu, hay đòi cắt móng tay, cắt tóc bất thình lình;
- Hay đòi ôm và thích đi chân trần;
- Không phản ứng khi bị chạm vào, vận động chậm, ít vận động;
- Không cảm thấy lạnh, nóng, đói;
- Hoạt động quá sức hoặc không có đủ sức, ví dụ như cầm bút quá chặt, đè bút quá mạnh hoặc không cầm được bút chắc chắn;
Ảnh mang tính minh họa. Nguồn: zh
- Thụ động và ít nói, khi được gọi thường trả lời rất chậm;
- Quá thận trọng, không chịu thử những điều mới, ghét đám đông;
- Dễ tức giận khi phải chuyển từ việc này sang việc khác;
- Thích quay, lắc, chơi đùa bất chấp nguy hiểm, liên tục di chuyển xung quanh.
Nếu con có những biểu hiện nhất định ở trên, sau khi đã xem xét và loại trừ vấn đề tính cách hoặc hoàn cảnh khách quan, thì bố mẹ nên nghĩ đến trường hợp là rối loạn tích hợp. Lúc này bố mẹ nên đưa con đến bác sĩ sớm để được hướng dẫn và trị liệu kịp thời, giúp con khắc phục khó khăn.
Rối loạn tích hợp giác quan không phải là bệnh
Sau khi tìm hiểu các biểu hiện của chứng rối loạn tích hợp giác quan, nhiều bố mẹ nghĩ con bị như thế là kém phát triển. Tuy nhiên, trẻ bị rối loạn tích hợp giác quan có trí thông minh bình thường.
Ảnh mang tính minh họa. Nguồn: sohu
Nhưng vấn đề là sự phối hợp của các bộ phận khác nhau của não bộ và cơ thể bị suy giảm, khiến con phản ứng chậm, khó tiếp thu, nhiều khía cạnh xuất sắc không thể hiện được.
Nói cách khác, rối loạn tích hợp giác quan không phải là một căn bệnh theo đúng nghĩa. Việc điều chỉnh rối loạn tích hợp giác quan thông qua rèn luyện trước 12 tuổi là điều dễ dàng. Sau 12 tuổi thì không dễ thay đổi. Đây là lý do tại sao một số trẻ rất thông minh khi còn nhỏ, nhưng khi lớn lên lại dần kém đi.
Giai đoạn quan trọng của đào tạo tích hợp giác quan:
- 0-3 tuổi: Bắt đầu đào tạo tích hợp giác quan
- 3-6 tuổi: Giai đoạn vàng của đào tạo tích hợp các giác quan
- 6-9 tuổi: Giai đoạn phục hồi của quá trình đào tạo tích hợp các giác quan
- 9-12 tuổi: Giai đoạn cứu cánh của đào tạo tích hợp giác quan.
Ảnh mang tính minh họa. Nguồn: faiusr
Trong giai đoạn quan trọng, việc cải thiện hiệu quả khả năng tích hợp giác quan của trẻ sẽ thúc đẩy đáng kể sự phát triển của trẻ về nhiều mặt. Ví dụ như khả năng tập trung, trí nhớ, tư duy, nhận thức thị giác, thính giác, biểu đạt ngôn ngữ, quản lý cảm xúc và phối hợp vận động hiệu quả.
Do đó, bố mẹ nên nắm bắt để kịp thời trị liệu, rèn luyện lại khả năng tích hợp giác quan cho con trước khi quá muộn. Đặc biệt là ở giai đoạn vàng 3 - 6 tuổi, đừng để quá muộn, nhất là qua năm 12 tuổi, lúc đó muốn giúp con cũng khó.