“Có nên học quản trị kinh doanh” là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn khi có dự định đi theo con đường kinh tế. Đầu tiên quản trị kinh doanh là một ngành học khá rộng không chuyên sâu về lĩnh vực cụ thể. Nên để xác định cho câu hỏi trên bạn cần phải hiểu rõ Quản trị kinh doanh là gì? Học những gì? Và liệu mình có phù hợp với môi trường năng động này không? Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời cho riêng mình.
>>> Có thể bạn quan tâm:
- Học Công Nghệ Thông Tin Ra Làm Gì?
- Học Marketing Ra Trường Làm Gì? Lương Bao Nhiêu?
- Học Ngôn Ngữ Anh Ra Làm Gì? Lương Bao Nhiêu?
Các môn học của ngành quản trị kinh doanh
Ngành quản trị kinh doanh tập hợp khá nhiều kiến thức về kinh tế nên hầu như sinh viên sẽ phải học tất cả các môn liên quan đến kinh tế và quản trị liên quan.
Các môn học ngành quản trị kinh doanh cụ thể như:
Các môn cơ sở
- Môn học kinh tế vi mô
- Môn học kinh tế vĩ mô
- Môn quản trị học
Các môn học chuyên ngành
- Môn học kinh tế quản trị kinh doanh
- Môn học quản trị doanh nghiệp
- Môn học quản lý chiến lược kinh doanh
- Môn học quản trị marketing
- Môn học quản trị nguồn nhân lực
- Môn học quản trị dự án
- Môn học quản trị chuỗi cung ứng logistic
- Môn học về quản trị truyền thông
Sinh viên sẽ học các chuyên ngành quản trị kinh doanh tùy theo chương trình của nhà trường. Một số nơi sẽ đào tạo quản trị kinh doanh bằng cách hướng dẫn sinh viên tham gia các lớp kỹ năng mềm, tư duy, sáng tạo, v.v., nhằm giúp các bạn hiểu rõ hơn về tính chất công việc của mình.
Học Ngành Quản Trị Kinh Doanh Ra Làm Gì?
Dù đã có định hướng nghề nghiệp từ trước nhưng nhiều bạn vẫn thắc mắc rằng học quản trị kinh doanh sau này làm gì.
Hiểu được tâm lý này, Webtretho sẽ giúp bạn khám phá các cơ hội việc làm của ngành quản trị kinh doanh qua các thông tin dưới đây.
1. Trưởng phòng kinh doanh
Khi tốt nghiệp cử nhân quản trị kinh doanh thì trưởng phòng kinh doanh là chức vụ bạn có thể hoàn toàn đảm nhận. Đây là vị trí liên quan đến việc giám sát bộ phận kinh doanh và chịu trách nhiệm liên quan đến doanh thu, hiệu suất.
Trưởng phòng kinh doanh là người sẽ thiết lập các mục tiêu, tạo các chương trình đào tạo, phân tích dữ liệu thị trường để đưa ra các phương án tốt nhất cho doanh nghiệp.
2. Nhân viên kinh doanh
Nhân viên kinh doanh chắc hẳn sẽ là vị trí mọi người đều nghĩ tới khi được hỏi “học quản trị kinh doanh sau này làm gì”.
Nhân viên kinh doanh hay còn gọi là sale, là những người có trách nhiệm tìm kiếm khách hàng và sau đó tư vấn, thuyết phục họ sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.
Vị trí này sẽ đảm nhận cả việc chăm sóc khách hàng sau khi mua và mở rộng thị trường. Mục tiêu chính của nhân viên kinh doanh chính là ký được hợp đồng, mang khách hàng về cho doanh nghiệp.
3. Tư vấn quản lý kinh doanh
Tư vấn quản lý chính là công việc giúp cho các công ty có những biện pháp để cải thiện hiệu quả trong việc kinh doanh thông qua tăng doanh thu và giảm chi.
Thông thường đây là lĩnh vực đòi hỏi người thực hiện phải có kỹ năng tìm kiếm, đánh giá các vấn đề toàn diện, nhận định được tính chất sự việc và tham gia vào thiết kế quy trình cải tiến.
4. Công việc về kế toán
Sau khi bạn đã hoàn thành chương trình quản trị kinh doanh, bạn có thể làm công việc về kế toán nếu bạn có đam mê với lĩnh vực này.
Bạn sẽ cần học thêm một số bằng cấp để lấy các chứng chỉ về kiểm toán, kế toán nhằm phục vụ cho công việc. Bạn có thể trở thành bên thứ 3, cung cấp dịch vụ kiểm toán, thiết kế hệ thống kế toán và lập các báo cáo tài chính.
5. Tư vấn tài chính
Nếu như bạn là người có đam mê về các con số, lĩnh vực tài chính như đầu tư, quản lý tài sản, bảo hiểm, tài chính cá nhân, bạn hoàn toàn có thể làm công việc tư vấn tài chính.
Đối với công việc này bạn sẽ hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, thị trường tiền tệ, v.v.
6. Nghiên cứu thị trường
Nếu bạn tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh và yêu thích khám phá, nghiên cứu biến động thị trường thì công việc nghiên cứu thị trường sẽ khá phù hợp với bạn.
Công việc của bạn sẽ làm giúp công ty tìm hiểu các đối tượng khách hàng mục tiêu, những sản phẩm tương đồng với đối thủ cạnh tranh và nghiên cứu để đề xuất các chiến dịch quảng bá, chiến dịch truyền thông mang về lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Nên Học Quản Trị Kinh Doanh Hay Kinh Doanh Quốc Tế?
Nên học Quản trị kinh doanh hay Kinh doanh quốc tế? Học cái nào tốt hơn, đây là câu hỏi mà chỉ có bạn mới trả lời được. Vì mỗi một ngành có đặc thù riêng biệt, bạn cảm thấy tính cách và sự yêu thích của bản thân thiên hướng về nghề nào để lựa chọn ngành nghề cho phù hợp. Chỉ cần sự yêu thích trong nghề nghiệp, chịu khó không ngừng trau dồi cho bản thân, bạn sẽ thành công trên con đường mình đã chọn.
Tổng Kết
Nói tóm lại, đại học là nơi bạn có thể chuẩn bị những bước đi vững chãi nhất cho tương lai. Hy vọng qua bài viết này có thể cung cấp những kinh nghiệm cần thiết cho tân sinh viên. Đừng để phí hoài một phút giây nào khi còn đang là sinh viên đại học. Việc đầu tiên bạn cần thực hiện là chuẩn bị cho mình về kiến thức kỹ năng và kinh nghiệm thật tốt. Bắt đầu từ bây giờ, hãy nỗ lực học, thực hành và trải nghiệm mọi lúc có thể; đây chính là cách tốt nhất, và là con đường ngắn nhất đưa bạn đến thành công.