Ăn uống uống sai cách, thiếu lành mạnh là một trong những nguyên nhân chính làm tăng nguy cơ mắc UT đại trực tràng. Tuy nhiên, với trường hợp của cô gái này, dù có lối sống healthy, ăn uống đầy đủ, thường xuyên chạy bộ... nhưng cô lại không bao giờ dám tin mình lại bị căn bệnh này tấn công ở độ tuổi trẻ như vậy.
Cụ thể thì đây là trường hợp của Jelena Tompkins. Vào năm 2016, lúc đấy cô 34 tuổi, nhận thấy mình "xì hơi" có mùi nặng hơn và khác so với trước kia. Lúc đó, cô không mấy lo lắng. Jelena là người thích chạy bộ và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh. Chính vì thế, cô nghi ngờ lý do "xì hơi" nặng mùi là do cô ăn quá nhiều rau.
Sau đấy, cô thử bắt đầu dùng men vi sinh để cân bằng vi khuẩn đường ruột, tuy nhiên mùi hôi vẫn không cải thiện. Ngay cả khi Jelena Tompkins thấy có máu trong phân vài tháng sau đó, bác sĩ cũng không cho rằng có điều gì nghiêm trọng. Họ đoán việc chảy máu có liên quan đến việc thay đổi chế độ ăn uống mà thôi.
Đến tận 3 tháng sau, cô gái này đã trải qua một xét nghiệm để xem nguyên nhân có phải là do 1 loại thực phẩm nào đó làm rối loạn hệ tiêu hóa hay không thì lại nhận ngay kết quả mắc UT đại trực tràng giai đoạn 3. Căn bệnh này cũng đã lan đến các hạch bạch huyết của Jelena, khiến tình trạng càng trở nên nguy hiểm hơn.
"Tôi đang ở trong trạng thái tốt nhất trong cuộc đời mình. Tôi ăn uống lành mạnh và không bao giờ nghĩ rằng bệnh K lại tấn công mình ở độ tuổi trẻ như vậy", đó là tâm trạng của Jelena Tompkins ngay sau khi nhận được chẩn đoán mắc bệnh.
Được biết thì Jelena kết thúc quá trình điều trị của mình vào tháng 5 năm 2017, bệnh tình của cô hiện đã thuyên giảm và chỉ thực hiện hóa trị duy trì cũng như chụp chiếu hàng năm để đảm bảo bệnh không quay trở lại. Nói sơ qua về quá trình điểu trị UT của cô gái, sau khi được chẩn đoán, Jelena đã trải qua 28 ngày xạ trị. Cô cũng uống thuốc Xeloda, thuốc điều trị K đại trực tràng giai đoạn muộn.
Hai tháng sau, khối u của Jelena bắt đầu co lại. Nhưng các bác sĩ vẫn đề nghị phẫu thuật. Các bác sĩ phẫu thuật đã cắt bỏ 30 cm đại tràng và trực tràng cùng 17 hạch bạch huyết của Jelena.
Từ câu chuyện của Jelena Tompkins, mọi người có thể thấy, sống lành mạnh thật sự chỉ là điều kiện cần chứ vẫn chưa đủ để bạn hoàn toàn có thể tránh khỏi UT. Hơn nữa, với thực trạng ngày càng có nhiều người trẻ được chẩn đoán mắc UT đại tràng, việc có những hiểu biết về căn bệnh này là vô cùng cần thiết.
Bệnh cạnh các biểu hiện mà Jelena chia sẻ ở trên, mọi người cũng cần lưu ý thêm các dấu hiệu thường gặp của K đại tràng dưới đây:
Đau bụng kéo dài: đây là triệu chứng phổ biến ở người bệnh UT đại tràng. Các cơn đau kéo dài với tính chất bất thường, lúc dữ dội, lúc âm ỉ, tương tự như triệu chứng của viêm đại tràng mạn tính.
Phân mỏng, dẹt hơn so với bình thường: đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo đỏ của bệnh UT đại tràng. Lý do là vì phân mỏng, dẹt có thể xuất hiện nếu các khối u xuất hiện ở gần cuối đại tràng hoặc nếu chúng nằm dọc toàn bộ bên trong đại tràng, làm thu hẹp kích thước của phân.
Thay đổi thói quen đi tiêu xảy: Do các khối u ở đại tràng gây kích thích đường ruột liên tục, khiến người bệnh có cảm giác muốn đi nhiều lần. Khối u càng lớn thì số lần đi tiêu càng nhiều, nhưng thường là lắt nhắt. Đây là một trong những dấu hiệu quan trọng của UT đại tràng.
Giảm cân bất thường: không do tập luyện hay ăn kiêng có thể là dấu hiệu k đại tràng, dạ dày hoặc các bộ phận khác ở đường tiêu hóa.
Mệt mỏi, suy nhược: Mệt mỏi khi mắc bệnh K đại tràng thường do mất máu trong phân hoặc mất nước vì tiêu chảy. Người bệnh cảm thấy kiệt sức ngay cả khi đã nghỉ ngơi, suy nhược cơ thể nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân.
3 thực phẩm vừa quen thuộc lại vừa được nhiều người yêu thích càng nhiều càng tăng nguy cơ mắc UT đại trực tràng:
Thịt chế biến sẵn: Lý do là những món thịt chế biến sẵn này chứa hàm lượng cao natri nitrit, natri nitrat. Đây là thủ phạm hàng đầu gây UT và khiến tình trạng bệnh viêm trực tràng trở nên nặng hơn. Chúng cũng chứa nhiều chất phụ gia, bảo quản gây cản trở quá trình hấp thu. Từ đó khiến toàn bộ hệ thống tiêu hóa bị quá tải, “nhiễm độc”, suy giảm chức năng. Đồng thời, còn làm cho hệ miễn dịch suy yếu nhanh trong khi đây là yếu tố quan trọng để chống lại UT.
Đồ uống có cồn: Đây là 1 trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh K. Rượu bia gây K theo nhiều cơ chế. Uống rượu dẫn đến tăng chất oxy hóa trong tế bào. Chính các sản phẩm chuyển hóa từ ethanol trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra UT đại trực tràng. Khi vào cơ thể, ethanol có trong bia rượu được chuyển hóa thành acetaldehyde, làm tổn thương tế bào, hỏng chuỗi DNA.
Rau củ muối: Những thực phẩm chứa nhiều muối, lên men như dưa muối, cà muối, trái cây muối… là tác nhân làm tăng nguy cơ mắc K đại trực tràng. Đây cũng là những món “cấm kỵ” trong chế độ ăn của người đã mắc, đang điều trị K trực tràng.