Việc theo dõi số ngày chu kỳ kinh nguyệt thường xuyên cực kỳ quan trọng, nhất là những mẹ đang mong con.
Ngược lại với kinh nguyệt không đều là chu kỳ kinh nguyệt thường xuyên hay còn có nghĩa là chu kỳ bình thường, đều đặn. Nếu có được chu kỳ kinh nguyệt thường xuyên, phụ nữ có thể an tâm về sức khỏe của mình. Còn nếu chu kỳ không thường xuyên tức không đều, chị em tốt nhất nên đi khám ngay. Để lâu, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh con.
Chu kỳ kinh nguyệt thường xuyên là bao nhiêu ngày?
1. Nhận biết một chu kỳ bình thường
Kinh nguyệt được vận hành theo hoạt động của buồng trứng và có chu kỳ nhất định theo từng tháng. Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường trung bình kéo dài từ 28 – 32 ngày.
Một chu kỳ kinh nguyệt thường xuyên trung bình kéo dài từ 28 – 32 ngày
Tuy nhiên, chu kỳ kinh nguyệt thường xuyên có thể dao động từ 21 – 35 ngày ở phụ nữ trưởng thành. Và từ 21 – 45 ngày với các em gái tuổi dậy thì. Ngày bắt đầu chu kỳ được tính từ ngày đầu tiên hành kinh cho đến ngày cuối cùng gần kề ngày hành kinh đầu tiên của tháng sau.
Trong chu kỳ, ngày hành kinh kéo dài từ 3 – 7 ngày tùy cơ địa từng người. Nếu các chu kỳ từng tháng diễn ra đều đặn, vận hành theo đúng lịch trình và số ngày thì được xem là chu kỳ kinh nguyệt thường xuyên, ổn định.
2. Lượng ra bao nhiêu được xem là bình thường?
Nhiều phụ nữ có cảm giác rằng khi hành kinh bị ra rất nhiều máu. Tuy nhiên, thực tế thì phụ nữ chỉ mất 2 thìa máu trong cả chu kỳ, tức là 60 – 80 ml. Trường hợp ra nhiều 4 – 6 thìa vẫn được coi là bình thường.
Chỉ khi phải thay băng vệ sinh liên tục, xuất hiện cục máu đông quá lớn thì mới bị xem là ra quá nhiều. Hoặc cả chu kỳ chỉ ra 20 – 30 ml máu, ít phải thay băng vệ sinh thì mới bị cho là ít.
Lượng máu kinh ra ở từng ngày hành kinh cũng khác nhau. Thường ở ngày đầu và ngày thứ hai lượng kinh nguyệt nhiều hơn. Có người còn phải cách 1, 2 tiếng thay một lần.
Nhưng nếu thay băng liên tục vẫn đầy tràn thì có thể bị rong huyết, cần đi bác sĩ ngay, tránh mất máu nặng hoặc có thể là sảy thai mà không hay.
Ngoài ra máu, hành kinh còn đi kèm các triệu chứng như thèm ăn, dễ cáu gắt, mệt mỏi, đau bụng, đau đầu, nổi mụn, căng ngực, đầy bụng.
Dấu hiệu chu kỳ kinh nguyệt không thường xuyên, bất thường
Nếu chu kỳ kinh nguyệt thường xuyên diễn ra với số ngày tương tự nhau hàng tháng, thì chu kỳ không bình thường sẽ bị lung tung. Biểu hiện của dấu hiệu kinh nguyệt không đều gồm:
1. Chu kỳ kinh đến sớm hơn dự kiến
Kinh sớm là một trong những dấu hiệu bất ổn, lệch khỏi quỹ đạo của chu kỳ kinh nguyệt thường xuyên. Chu kỳ sẽ không diễn ra đúng ngày, mà đến sớm hơn 3, 7 ngày.
Chu kỳ kéo dài 30 ngày nhưng đột nhiên mới 25 ngày đã hành kinh tiếp nghĩa là kinh sớm
Ví dụ chu kỳ kéo dài 30 ngày nhưng đột nhiên mới 25 ngày đã hành kinh tiếp nghĩa là kinh sớm. Do hiện tượng này mà chị em có thể gặp tình trạng hành kinh 2 lần/tháng.
2. Trễ kinh
Trễ kinh hay còn gọi là chậm kinh, có thể trễ từ 3 – 5 ngày, thậm chí là vài tuần. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà cả tâm lý của phụ nữ. Với những chị em có quan hệ, trễ kinh có thể là dấu hiệu có thai. Với những người không quan hệ, trễ kinh có thể báo hiệu một số bệnh phụ khoa, sinh sản nghiêm trọng.
3. Rong kinh
Chu kỳ kinh nguyệt thường xuyên chỉ hành kinh từ 3 – 7 ngày, kéo dài quá 7 ngày được xem là rong kinh. Thường với người rong kinh, chu kỳ có thể kéo dài tới 10 ngày, thậm chí còn dài hơn nữa.
4. Kinh thưa
Nếu chậm kinh kéo dài 3, 5 ngày hoặc một vài tuần thì kinh thưa có thể gây trễ kinh từ 2, 3 hoặc 5 tháng.
5. Vô kinh
Là một tình trạng tắt kinh, phụ nữ sẽ không có hành kinh từ 6 tháng đến 1 năm tính trong trường hợp không mang thai. Lúc này cần đi bác sĩ khám để trị kịp thời. Để lâu có thể mất cơ hội làm mẹ.
>>> Có thể bạn quan tâm: Có kinh thời gian dài 10 ngày vẫn chưa hết có đáng lo?
Làm gì để có được chu kỳ kinh nguyệt thường xuyên?
Để có được chu kỳ kinh nguyệt thường xuyên, đều đặn, chị em phụ nữ cần điều chỉnh chế độ ăn uống, luyện tập và thói quen sống lành mạnh. Chú ý đến những điều quan trọng dưới đây:
1. Giữ tâm trạng vui vẻ
Mức độ căng thẳng cảm xúc có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt
Mức độ căng thẳng cảm xúc có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Quá cáu gắt, áp lực, căng thẳng, stress kéo dài dễ khiến kinh nguyệt rối loạn, lúc có lúc không. Muốn có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn thì phải chú ý điều chỉnh tâm lý thoải mái, vui tươi.
2. Uống đủ nước
Uống nhiều nước không chỉ tốt cho sức khỏe, sắc đẹp của phụ nữ mà còn giúp duy trì chu kỳ kinh nguyệt đều đặn.
3. Ăn uống đủ dinh dưỡng
Cần ăn uống theo chế độ đủ chất, cân bằng, đặc biệt bổ sung vitamin, khoáng chất thiết yếu, vừa tăng đề kháng vừa cân bằng nội tiết tố.
4. Kiểm soát cân nặng
Cân nặng cũng có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt thường xuyên. Nếu quá gầy hoặc quá béo cũng có thể khiến chậm kinh, tắt kinh. Do đó, phụ nữ cần duy trì cân nặng hợp lý, tránh tăng cân hoặc giảm cân quá nhanh trong thời gian ngắn.
5. Tập luyện thể dục, nghỉ ngơi hợp lý
Phụ nữ cần sinh hoạt điều độ, không làm việc quá sức, nghỉ ngơi đầy đủ. Chú ý tránh thức khuya, ngủ muộn và vận động quá sức. Tập thể dục rất tốt cho cơ thể, tập thường xuyên còn có thể cải thiện chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không nên tập quá sức vì có thể gián đoạn chu kỳ kinh nguyệt.
Một chu kỳ kinh nguyệt thường xuyên ổn định liên quan trực tiếp đến sức khỏe, sắc đẹp và thiên chức làm mẹ. Mọi bất ổn cần được đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị.
Xem thêm bài nguồn tại:
https://www.nhs.uk/conditions/periods/fertility-in-the-menstrual-cycle
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/womens-health/in-depth/menstrual-cycle/art-20047186
Xem thêm bài viết liên quan:
Cách chữa kinh nguyệt không đều sau sinh an toàn, không hại con
Thuốc điều hòa kinh nguyệt nào tốt và an toàn cho sức khỏe?
Kinh nguyệt không đều do nội tiết tố, ăn ngay 8 thực phẩm rẻ tiền giúp cân bằng nội tiết