Nhiều mẹ mới sinh con lần đầu nên vẫn vụng về khi chăm sóc trẻ sơ sinh, không biết cái gì nên, cái gì không nên làm.
Có ai sinh ra đã biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh, chuyện gì cũng phải có lần đầu, quen dần thì mới chăm con tốt được. Tuy nhiên, sinh một đứa con không hề dễ, nếu chẳng may chăm sóc con sai lầm có hối hận cũng không kịp. Do đó, chính mẹ cần tìm hiểu các kiến thức chăm trẻ. Mẹ cần biết rõ đâu là việc nên làm và đâu là điều không được làm với trẻ sơ sinh. Có thể ban đầu chưa quen nhưng ít nhất thì phải biết trước đã.
Điều nên làm khi chăm sóc trẻ sơ sinh
1. Biết cách cho trẻ bú sữa mẹ
Một trong việc quan trọng nhất khi chăm sóc trẻ sơ sinh là cho con bú sữa mẹ. Đây là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho trẻ trong 6 tháng đầu đời. Sữa mẹ chứa nhiều kháng thể, đồng thời đủ chất để bé phát triển.
Mẹ nên học cách cho trẻ bú đúng tư thế, đúng giờ giấc và đúng theo nhu cầu của con. Thường trẻ sơ sinh sẽ cần đủ cữ sữa 8 bữa một ngày, cứ 2 – 3 giờ một lần sẽ cần được mẹ cho bú.
Một trong việc quan trọng nhất khi chăm sóc trẻ sơ sinh là cho con bú sữa mẹ
Do dạ dày trẻ sơ sinh rất bé nên mỗi lần bú không quá nhiều sữa. Ở những tuần đầu sau sinh, bé thường bú 1, 2 tiếng một lần. Mỗi lần bú khoảng 15 phút hoặc hơn tùy bé.
Tâm vị đóng chưa tốt nên trẻ bú xong dễ bị ọc sữa, nôn trớ. Do đó, mẹ nhớ học cả cách bế vỗ ợ cho con sau khi bú xong.
Các mẹ cần cho con bú lần đầu tiên càng sớm càng tốt để tận hưởng nguồn sữa non, đồng thời kích thích sữa mẹ về nhiều. Bản thân mẹ khi cho con bú cần chú ý đảm bảo vệ sinh đầu ti và chú ý thực phẩm ăn vào để đảm bảo nguồn sữa sạch cho con.
2. Giữ ấm trẻ
Với trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ dưới 1 tháng tuổi, quan trọng nhất là phải giữ ấm cho trẻ. Lúc này, trẻ bị lạnh dễ bị vi khuẩn xâm nhập, có thể bệnh nặng hoặc tử vong chỉ vì lạnh, các mẹ không thể xem thường.
Cách tốt nhất để giữ ấm cho trẻ là để nằm cùng mẹ, với hơi ấm từ mẹ, trẻ sẽ sẽ có cảm giác an toàn, duy trì thân nhiệt tốt hơn. Đồng thời, mẹ có thể kịp thời cảm nhận được thân nhiệt con và xử lý kịp lúc.
Với trẻ sơ sinh, nhất là trẻ dưới 1 tháng tuổi, mẹ cần cho con nằm trong phòng ấm áp, tránh luồng gió, thay bỉm ướt. Một khi thấy tay chân con lạnh thì nên cho con thêm đồ ấm ví dụ như đắp thêm chăn mỏng, ôm con, cho con bú.
Nhiệt độ trẻ sơ sinh khoảng 36,5 – 37,2 độ C được xem là bình thường. Nếu thân nhiệt hạ, trẻ lạnh thì dễ bị viêm phổi. Dưới đây là cách theo dõi thân nhiệt trẻ sơ sinh:
Trên 37,5 độ C: Lúc này con bị nóng, cần nới lỏng quần áo, chườm ấm ở bẹn, nách, trán cho trẻ. Nếu nhiệt độ cao liên tục, mẹ cần lau khăn cho con ở nách, bẹn cho giảm bớt nhiệt độ.
Dưới 36 độ C: Lúc này con bị lạnh, mẹ cần dùng chăn ủ ấm hoặc phương pháp da kề da cho con.
3. Giữ vệ sinh khi chăm sóc trẻ sơ sinh
Do vẫn còn non yếu, sức đề kháng trẻ sơ sinh kém, rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Do đó, mẹ cần chú ý thật kỹ vệ sinh cho cả mẹ lẫn bé và những người xung quanh bé. Mẹ cần nhớ rửa tay thường xuyên khi chăm con. Làm sạch đầu ti trước và sau khi cho con bú. Bản thân mẹ cần thay ngay quần áo ẩm, bị ướt sữa, dính bẩn phân hoặc nước tiểu của bé.
Vệ sinh cho bé thường gồm những việc sau:
- Tắm cho bé
Khi tắm cần chuẩn bị trước quần áo, khăn lau, khăn quấn, xà phòng, nước ấm, phấn thoa, nước nhỏ mắt mũi, bông ráy tai. Khi tắm cần chú ý lau mắt, lau mặt rồi mới đến gội đầu, lau khô đầu.
Mẹ nên học cách tắm cho con vừa sạch vừa không bị lạnh
Sau đó mới đến lượt tắm cơ thể bé, tắm theo phần trên trước, phần dưới sau, tắm đến đâu lau khô dần đến đó. Nếu trời lạnh, bé không quá rít người thì mẹ chỉ nên thấm khăn mềm với nước ấm lau cho con.
- Vệ sinh rốn
Rốn là cửa ngõ dễ bị vi khuẩn xâm nhập, bị nhiễm trùng và gây bệnh cho trẻ sơ sinh. Do đó mẹ cần chú ý thật kỹ khi chăm sóc rốn trẻ sơ sinh. Có thể rửa với nước muối sinh lý. Rốn cần được để hở, thoáng khí để mau khô, dễ rụng.
- Chăm sóc mắt
Mẹ có thể lau mắt cho con bằng khăn mềm thấm nước ấm. Hoặc dùng nước muối sinh lý loại loãng để vệ sinh cho con, nhưng nước ấm vẫn là an toàn và dịu nhẹ nhất.
- Chăm sóc da trẻ sơ sinh
Da trẻ sơ sinh rất mỏng manh cần mẹ nhẹ nhàng và bảo vệ cho con. Khi chăm sóc trẻ sơ sinh mẹ cần quan sát kỹ da con, nếu thấy biểu hiện bất thường cần kiểm tra ngay hoặc đi khám bác sĩ. Nên cho con mặc quần áo sạch, khô, thoáng khí. Đặc biệt nhớ thay bỉm ngay khi ướt hoặc quá đầy để tránh hăm da con.
4. Đặt bé ngủ
Khi chăm sóc trẻ sơ sinh, mẹ cần chú ý chăm sóc cả giấc ngủ của con vì nó rất quan trọng với sự phát triển thể chất và trí não của bé. Với trẻ sơ sinh, mẹ không được để con nằm sấp, vì tư thế ngủ này sẽ gây ngạt thở.
Chỗ ngủ của con cũng không nên chèn quá nhiều mềm gối, thú bông vì cũng có thể gây ngạt thở. Trẻ sơ sinh mấy tháng đầu thường ngủ xuyên suốt, do đó, mẹ đừng tùy ý đánh thức con dậy sẽ cản trở sự phát triển của con.
Bài viết liên quan: Dây rốn trẻ sơ sinh khi nào rụng và cách chăm sóc rốn cho bé
Những điều không nên làm khi chăm sóc trẻ sơ sinh
1. Tùy tiện hôn bé
Rất nhiều bài cảnh báo một nụ hôn có thể lấy đi tính mạng trẻ sơ sinh. Trong khi chăm sóc trẻ sơ sinh, mẹ cần chú ý kỹ khi muốn hôn con. Bảo vệ con trước những người xung quanh, không cho họ tùy tiện hôn con.
Trong khi chăm sóc trẻ sơ sinh, mẹ cần chú ý kỹ việc hôn con
Kể cả những người khỏe mạnh cũng có nguy cơ mang các chủng vi rút gây bệnh có thể khiến trẻ sơ sinh nguy kịch. Ví dụ như chủng vi rút Harper Simplex có thể gây mụn rộp, không gây dấu hiệu bệnh. Tuy nhiên, trẻ dưới 3 tháng tuổi có thể tử vong vì nó.
2. Để con ngủ lâu mà không cho bú
Một số mẹ mắc sai lầm khi để trẻ ngủ quá lâu giữa các cữ bú, có thể là do mẹ không nỡ đánh thức con. Nhưng các chuyên gia cho biết đó là một sai lầm. Trong tuần đầu tiên sau sinh, cứ cách 2 – 3 giờ là con cần được cho bú sữa mẹ. Dù con đang ngủ hoặc không đòi thì mẹ cũng phải đánh thức con dậy cho con bú.
3. Để con khóc quá lâu
Trong khi chăm sóc trẻ sơ sinh, mẹ không nên để con khóc quá lâu. Nhiều mẹ áp dụng phương pháp ngủ tự chủ, để con tự khóc tự ngủ có thể gây hại cho bé. Với bé mới sinh, khóc quá nhiều gây hại đến não bộ.
Khóc nhiều cũng giảm tính tự lập, mất cảm giác an toàn và cảm thấy bị bỏ rơi. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý trẻ khi lớn lên. Do đó khi con khóc, mẹ nên dỗ dành kịp lúc, tránh để trẻ khóc quá lâu.
4. Không đi chủng ngừa đúng lịch
Đi tiêm đầy đủ các loại vắc xin là cách để bảo vệ con khỏi vi khuẩn xâm nhập vào hệ miễn dịch yếu ớt và gây bệnh. Nhiệm vụ của mẹ là nhớ lịch để đi tiêm cho con và biết cách chăm sóc con sau tiêm.
Nhiều mẹ hay quên hoặc do bận bịu, lại nghĩ tiêm trễ chút cũng không sao. Tuy nhiên, tiêm vắc xin cũng cần có lộ trình giúp cơ thể con sinh ra kháng thể. Bất kỳ mũi tiêm nào mẹ không nhớ đi chủng ngừa đúng lịch cho con, rất có thể đẩy con vào bệnh tật, mẹ có hối hận cũng không kịp.
Chăm sóc trẻ sơ sinh không hề dễ dàng, kể cả những mẹ đã từng có kinh nghiệm vì từng bé có những yêu cầu khác nhau. Nhưng để dễ dàng và an toàn hơn cho con, tốt nhất các mẹ nên tìm hiểu cách chăm sóc trẻ sơ sinh cơ bản trước khi con chào đời. Ít nhất thì những thông tin cơ bản này sẽ giúp mẹ đỡ bối rối khi lần đầu chăm con. Biết cơ bản, biết ít thì vẫn tốt hơn là không biết gì.
Xem thêm bài nguồn tại:
https://www.parents.com/baby/care/american-baby-how-tos/newborn-baby-boot-camp
https://www.hindustantimes.com/lifestyle/health/baby-care-tips-common-mistakes-parenting-solutions-to-care-for-your-newborn-101641994271020.html
https://edition.cnn.com/2018/01/29/health/newborn-mistakes-parents/index.html
Xem thêm bài viết liên quan:
Mẹo chăm sóc trẻ sơ sinh giúp mẹ bớt "đầu bù tóc rối"
Tổng Hợp 20 Kinh Nghiệm Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Dành Cho Các Bà Mẹ Trẻ