Nhiều phụ nữ thường lo lắng khi bị chậm kinh 2 tháng vì nghĩ đang gặp vấn đề về sức khỏe.
Thông thường, nhiều chị em sẽ nghĩ đến nguyên nhân mang thai nếu gặp tình trạng bị chậm kinh 2 tháng. Tuy nhiên, ngoài lý do này, nguyên nhân dẫn đến việc kinh nguyệt không đều còn có thể do những yếu tố khác gây ra.
Chậm kinh 2 tháng là gì?
Theo y học, một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ dao động trong khoảng 28-30 ngày. Một chu kỳ được tính từ ngày đầu tiên xuất hiện kinh cho đến ngày xuất hiện kế tiếp. Tùy vào từng người, độ dài của những “ngày đèn đỏ” là 2-7 ngày.
Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ dao động 28-30 ngày
Trễ kinh được cho là tình trạng đến kỳ nhưng vẫn chưa thấy xuất hiện kinh nguyệt. Trong trường hợp quá 35 ngày tính từ ngày có kinh gần nhất mà “dâu chưa rụng” thì được xem là bị chậm kinh. Như vậy, chậm kinh 2 tháng có thể hiểu là trong 2 tháng liên tục bạn đều gặp tình trạng kinh đến chậm so với các chu kỳ bình thường trước đây.
>>> Có thể bạn quan tâm: Điều trị kinh nguyệt không đều tại nhà thế nào cho hiệu quả?
Nguyên nhân gây chậm kinh 2 tháng
Chậm kinh do bệnh phụ khoa
Nói đến nguyên nhân gây chậm kinh có thể kể ra những căn bệnh phụ khoa như đa nang buồng trứng, u xơ tử cung, viêm lộ tuyến tử cung, viêm buồng trứng…
Một vài bệnh phụ khoa có thể gây tình trạng chậm kinh 2 tháng
Hãy cẩn thận để ý đến những điều bất thường như máu kinh bị vón, màu sắc lạ, có mùi khó chịu, đau bụng âm ỉ… và kịp thời thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để kịp thời chữa trị.
Chậm kinh do bước vào giai đoạn mãn kinh
Thông thường, độ tuổi mãn kinh sẽ từ 50 trở đi nhưng vẫn có vài trường hợp mãn kinh sớm. Ở thời điểm này, kinh nguyệt thường không đều và đây có thể là nguyên nhân khiến bạn bị chậm kinh 2 tháng.
Chậm kinh do tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc như thuốc tránh thai, thuốc chống trầm cảm, thuốc hóa trị liệu ung thư, corticosteroids… có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng chậm kinh 2 tháng. Trước khi có nhu cầu sử dụng các loại thuốc này, hãy thăm khám bác sĩ để được tư vấn cụ thể thay vì tự ý mua về dùng tại nhà.
Chậm kinh do trong giai đoạn cho con bú
Phụ nữ sẽ có kinh nguyệt trở lại bình thường sau một thời gian sinh con. Tuy nhiên, ở giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ, chị em dễ gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt do nội tiết tố bị ảnh hưởng. Ngoài ra, do tâm lý căng thẳng, mệt mỏi do thường xuyên thức khuya, ngủ thiếu giấc nên kinh nguyệt của phụ nữ trong thời gian mới sinh thường không đều.
Chậm kinh do vấn đề cân nặng
Do tăng hoặc giảm cân chỉ trong thời gian ngắn, nhiều phụ nữ sẽ gặp tình trạng chậm kinh 2 tháng. Khi cân nặng bị thay đổi đột ngột, cơ thể sản xuất quá nhiều hoặc không sản xuất đủ estrogen và gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều.
Chậm kinh do dấu hiệu mang thai
Một lý do khiến nhiều chị em nghĩ đến ngay khi xuất hiện tình trạng chậm kinh 2 tháng đó là dấu hiệu của mang thai. Bình thường, khi vào chu kỳ kinh nguyệt, niêm mạc tử cung dày dần lên để chuẩn bị làm tổ của trứng đã thụ tinh. Trong trường hợp trứng và tinh trùng không gặp nhau, cơ thể sẽ rụng lớp màng nhầy này và gây ra hiện tượng “chảy máu” (gọi là hành kinh).
Chậm kinh 2 tháng nhưng không phải do mang thai nên uống gì để điều hòa kinh nguyệt?
Uống cao ích mẫu
Cao ích mẫu có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, làm thông kinh và làm giảm đau đối với tình trạng đau bụng kinh. Do đó, khi bị chậm kinh 2 tháng mà không phải do mang thai hoặc các bệnh lý phụ khoa, phụ nữ có thể sử dụng cao ích mẫu để kinh nguyệt dần bình thường trở lại.
Uống nghệ
Chất Curcumin trong nghệ sẽ tác động đến việc điều hòa kinh nguyệt, giúp cải thiện tình trạng bị chậm kinh.
Sữa đậu nành
Nhiều chị em hẳn đã biết sữa đậu nành là thức uống rất tốt cho phụ nữ. Trong sữa đậu nành chứa vitamin A, C, B6, canxi, photpho, magie, natri, kali… Ngoài ra, sữa đậu nành còn chứa estrogen thực vật nên giúp tăng nội tiết tố nữ, thúc đẩy quá trình rụng trứng diễn ra theo chu kỳ.
Khi nào nên đi khám bác sĩ nếu bị chậm kinh?
Nếu đã loại trừ khả năng mang thai, việc phụ nữ bị chậm kinh 2 tháng vẫn được cho là trong giới hạn bình thường, cần thêm thời gian theo dõi. Tuy nhiên, nếu bị chậm kinh 2 tháng và kèm các dấu hiệu sau, chị em nên đi gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám, điều trị kịp thời:
- Buồn nôn, nôn
- Núm vú tiết dịch hoặc tiết sữa
- Thay đổi thị lực
- Đau đầu nhiều
- Sốt
- Rậm lông…
Chậm kinh 2 tháng không quá nguy hiểm nhưng cần theo dõi và thăm khám bác sĩ kịp thời
Chậm kinh 2 tháng không phải quá nguy hiểm nếu bạn đã loại trừ những nguyên nhân do bệnh lý hoặc mang thai. Có thể do chế độ ăn uống, tập luyện, tâm lý… nên nhiều phụ nữ bị chậm kinh 2 tháng. Trong trường hợp này, bạn nên cố gắng duy trì chế độ sinh hoạt khoa học, hợp lý, tránh để tình trạng rối loạn kinh nguyệt kéo dài.
Xem thêm bài viết liên quan:
Không có kinh nguyệt hàng tháng có mang thai được không?
Không có kinh nguyệt hàng tháng và gỡ rối nỗi lo ảnh hưởng sinh sản
Cách chữa kinh nguyệt không đều sau sinh an toàn, không hại con