Con chỉ việc học cho thật giỏi. Học giỏi muốn gì cũng được. Học giỏi không cần phải đụng tay làm gì. Sau này con sẽ nhận lại gì từ sự cho phép này của bố mẹ?

Trong thời đại mọi đứa trẻ đều phải chạy đua cạnh tranh nhau từng chút một để không bị đào thải trong thị trường việc làm tương lai thì học tập là công cụ mạnh mẽ nhất để đạt đến sự đảm bảo này.

Ngoài sự ổn định ra, học tập còn đem lại cho con cái cơ hội bình đẳng, khả năng tự chủ, cơ hội biến ước mơ thành hiện thực, một nguồn tài chính đảm bảo, gia tăng sự tự tin, khả năng tự bảo vệ và một vị trí xã hội đáng để đánh đổi.

hình ảnh

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, nếu thành thật và thẳng thắn nói với nhau thì việc học không chỉ đem lại nhiều cơ hội và lợi ích cho chính con mà nó còn làm cho cha mẹ hạnh phúc và hãnh diện.

Nhiều bố mẹ sẵn sàng kiêm tất tần tật mọi vai trò trong gia đình, ngoài xã hội, chỉ ưu tiên duy nhất một việc con phải tập trung dồn sức học bằng tất cả khả năng của mình. Những tưởng sự đầu tư tất tay này không bao giờ phải chịu lỗ nhưng sự thật có phải hoàn hảo như bố mẹ nghĩ?

Có bao giờ bố mẹ nghĩ đến hậu quả sau này nếu bây giờ cứ để cho con học và học, ngoài ra không cần làm gì khác?

Đứa trẻ bỏ lỡ những cơ hội học cách sinh tồn

Con chỉ việc học, còn lại mẹ sẽ lo. Cái giá của việc này có đắt hay không?

Cha mẹ luôn tự tin mình đang làm mọi thứ vì lợi ích của con khi hy sinh làm thay con mọi thứ chỉ để con tập trung học. Nhưng hậu quả của sự thống trị này lại vượt quá giới hạn. Cha mẹ không thể sống thay con cái trong bất cứ hoàn cảnh nào.  

Trẻ chỉ biết có học có thể sẽ bỏ lỡ một số cơ hội học hỏi những kiến ​​thức sinh tồn cơ bản. Trẻ em cần được thực hành và phạm sai lầm để học cách tự chăm sóc bản thân. Nhưng tiếc thay quyền được mắc sai lầm của trẻ đã bị lấy mất khi trẻ chỉ đang cố hoàn hảo nhất trong vai trò của một học sinh.

Một bà mẹ trẻ trầm cảm nặng không chấp nhận được bản thân khi nhận ra mình không thể chăm sóc một đứa trẻ, không biết dọn dẹp nhà cửa, nấu nướng, giặt giũ... Cô ấy rơi vào chán nản, cảm thấy mình vô dụng, ngốc nghếch khi không thể làm tốt nổi dù chỉ một việc nhỏ. Sự tự ti để sinh tồn khiến lòng tự tin của cô bị tổn hại nghiêm trọng cho đến một ngày cô không thể chịu đựng được chính con người mà cô cho là vô dụng thì cô ấy đã tìm đến cách giải thoát mình. May mắn, người nhà phát hiện kịp thời và đã để tâm hơn đến ý định này của cô.

hình ảnh

Ảnh minh họa

Bao giờ cha mẹ cũng dành cho con những điều tốt nhất, muốn chăm sóc con thật chu đáoo nhưng việc ôm hết tất tần tật mọi thứ mà không cho con động tay, động chân vào bất cứ hoạt động nào ngoài việc học chắc chắn sẽ khiến con mình phải chịu khổ khi lớn lên mà không biết cách tự chăm sóc bản thân, khó có khả năng sinh tồn và dễ sợ hãi khi gặp khó khăn.

Tình yêu tốt nhất dành cho một đứa trẻ là phải để con được trải nghiệm điều mà trẻ nên trải nghiệm. Một cái cây không thể cứ bọc kín mà phát triển khỏe mạnh nhưng nó chỉ lớn lên sau khi chịu nắng dầm nắng dề qua bao mùa. Sự phát triển của trẻ không chỉ cần được chăm sóc mà còn cần có cơ hội bay nhảy, khám phá, táy máy và được mắc sai lầm trong tất cả những hoạt động ấy. Trẻ sẽ có được sức mạnh từ những bài tập thực hành này.

Vậy nên, điều cha mẹ cần làm là bớt can thiệp và làm thay cho con mọi việc. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là cha mẹ không phải làm gì mà cùng con đi qua từng trải nghiệm với thái độ cởi mở. Cha mẹ sau cùng luôn là chỗ dựa vĩnh cửu của con cái, mang đến cho các con sự hỗ trợ và thấu hiểu.

Cho đi tất cả nhưng lại không nuôi dạy được những đứa con biết ơn

Muốn con học giỏi, cha mẹ phải có sự đầu tư nhất định.

Để con chỉ tập trung lo cho việc học, cha mẹ đã phải tiêu rất nhiều tiền của, thời gian, công sức. Tuy nhiên chính bởi được nhồi nhét với ý nghĩ “chỉ học giỏi thôi là đủ, không cần làm gì khác” có thể sẽ biến một đứa trẻ trở nên người vô tâm, ích kỷ, chỉ biết hạnh phúc của riêng mình mà không hiểu nỗi vất vả của cha mẹ, đồng thời cũng không sẵn lòng “trả một xu nào” để đáp lại tình yêu thương của gia đình.

hình ảnh

Ảnh minh họa

Đứa trẻ dù giỏi giang đến đây, đạt được bao nhiêu thành tựu xuất sắc, vẻ vang lẫy lưng cỡ nào mà không có lòng biết ơn và sống với lòng biết ơn thì nó cũng không mang lại điều gì tốt đẹp cho gia đình và xã hội.

Khi được nuôi dưỡng trong sự biết ơn, nó sẽ biết mình sống là cần phải có gia đình và cảm giác hạnh phúc mãnh liệt sẽ tự nhiên nảy sinh. Ngược lại, nếu đứa trẻ được cho quá đầy đủ và nhưng không, nó sẽ chỉ thấy người khác mắc nợ mình và hiểu rằng họ đang làm điều gì đó tốt đẹp cho mình cũng chỉ để trả món nợ đó. Ngược lại một khi không được đáp ứng, nó sẽ chỉ biết sống trong sự oán giận.

Vì vậy, cha mẹ có tầm nhìn xa không chỉ biết mỗi một việc hy sinh tất cả vì việc học của con là ưu tiên hàng đầu mà còn phải biết dạy con sống với lòng biết ơn.

Điều này đúng như những gì mà Bi Shumin từng nói: “Cha mẹ trên đời, nếu yêu thương con mình thì phải để con bắt đầu yêu bố mẹ và những người xung quanh ngay khi còn có thể. Đây không phải là sự ích kỷ của người lớn mà là sự nhìn xa trông rộng, nghĩ cho cả cuộc đời của đứa trẻ.