Sắm máy về thôi là vẫn chưa đủ, mẹ cần biết cách sử dụng máy hâm sữa để sản phẩm này phát huy được hết công dụng của nó.
Máy hâm sữa được biết đến là sản phẩm không thể thiếu trong công cuộc chăm con của nhiều mẹ bỉm. Và để yên tâm về chất lượng sữa cũng như phát huy được hết công dụng của sản phẩm này, dưới đây chính là cách sử dụng máy hâm sữa mẹ cần lưu tâm.
Cách sử dụng máy hâm sữa bạn nên biết
Cách hâm sữa để ngăn mát tủ lạnh
- Nếu mẹ cần hâm sữa được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, đầu tiền cần kiểm tra bình chứa của máy xem có đảm bảo sạch sẽ, máy chưa cắm điện và lựa chọn được bình sữa phù hợp với sức ti của con nhất.
- Tiếp theo đó bạn cho bình sữa vào khay chứa và đổ nước sạch vào máy hâm sữa đến mức quy định của mỗi máy.
- Cắm điện, bật máy và cài đặt nhiệt độ phù hợp, thông thường là 35 – 45 độ cho bé uống liền, 45 – 75 độ cho sữa đã được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
- Khi máy hoạt động, đèn báo hiệu sẽ sáng, đến khi đạt được mức nhiệt tối đa thì đèn báo sẽ tự động tắt. Mẹ kiểm tra bình sữa bằng cách khuấy đều, nhỏ một ít vào cổ tay hoặc kiểm tra bằng nhiệt kế chuyên dụng trước khi cho con uống.
Hâm sữa đã cấp đông bằng máy hâm sữa
Đối với những mẹ có thói quen cấp đông sữa, mẹ có thể hoàn toàn dùng cách sử dụng máy hâm sữa để rã đông và hâm nóng sữa cho bé nhanh chóng mà không làm mất đi dưỡng chất trong sữa.
Khi rã đông, mẹ nên xả bịch sữa dưới vòi nước mát trước để đảm bảo không làm biến đổi nhiệt và làm giảm chất lượng sữa. Sau khi cho vào máy hâm, mẹ mở từ nhiệt độ thấp, cho đến khi sữa đã tan hết thì tăng nhiệt độ nước để làm ấm sữa dần. Khi đã đạt tới nhiệt độ nhất định, mẹ cho sữa vào bình và dùng máy hâm để bảo quản sữa như cách trên.
Có thể bạn quan tâm: Top 7 nước rửa bình sữa làm sạch an toàn, giúp mẹ tiết kiệm thời gian vệ sinh
Sữa mẹ bảo quản trong máy hâm được bao lâu?
Tuy máy hâm giúp bảo quản sữa mẹ, thế nhưng nhiệt độ ấm cũng là thời điểm các vi khuẩn “sinh sôi” mạnh mẽ nhất, đặc biệt là trong môi trường giàu protein như sữa mẹ. Vì thế nếu mẹ để trong máy hâm quá lâu, sữa có thể bị hỏng và nguy hiểm cho bé. Các nhà sản xuất cũng khuyến cáo rằng, mẹ chỉ nên bảo quản bình sữa trong máy hâm khoảng 1 giờ đồng hồ để đảm bảo chất lượng sữa cho bé.
Những lưu ý trong cách sử dụng máy hâm sữa
Với cách sử dụng máy hâm sữa, mẹ nên lưu ý những điều sau để đảm bảo chất lượng cho nguồn sữa mẹ lẫn sự an toàn cho bé.
- Mẹ nên kiểm tra nhiệt độ sữa trước khi cho con ti để tránh làm bé bị bỏng.
- Mẹ không nên ngắt ngang máy hâm sữa khi đang hoạt động bằng công tắc trên máy. Để tắt máy, cần rút phích cắm điện ra.
- Sau khi sử dụng, mẹ nên rút phích cắm điện để tránh xảy ra tình huống không mong muốn
- Chỉ nên dùng máy hâm sữa trong bình nhựa chuyên dụng, thủy tinh và tuyệt đối không dùng bình silicon hay túi trữ sữa bởi chúng có thể gây biến chất sữa trong quá trình hâm.
- Mẹ phải luôn đảm bảo máy hâm sữa được đổ đầy đủ nước vào khoang hâm để tránh làm hư, hỏng máy trong quá tình dùng.
- Khi máy hoạt động, mẹ không nên đặt tay lên bên trên máy bởi hơi nước có thể khiến bạn bị phỏng.
- Nên đặt máy hâm sữa ở nơi bằng phẳng, khô ráo và để xa tầm tay trẻ em.
Sữa mẹ được xem là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất trong quá trình nuôi dưỡng và phát triển bé. Vì thế hy vọng cách sử dụng máy hâm sữa dưới đây sẽ giúp mẹ có thêm nhiều thông tin hữu ích trong việc sử dụng và bảo quản sản phẩm này.
Nguồn tham khảo: mekoong
Xem thêm bài viết liên quan:
Top 7 máy hâm sữa an toàn, tiết kiệm thời gian được các mẹ tin dùng
Giải đáp thắc mắc: sữa mẹ để trong máy hâm được bao lâu thì đảm bảo dinh dưỡng?