Bạn có dự định nuôi chim bồ câu nhưng chưa biết cách nuôi bồ câu nhanh đẻ nhất? Bạn muốn kiếm tiền từ chim bồ câu nhưng thiếu kinh nghiệm? Theo dõi bài viết dưới đây để được chia sẻ bí kíp nuôi chim bồ câu nhanh đẻ của dân chuyên.
>>> Có thể bạn quan tâm:
1. Chọn Giống Bồ Câu
- Giống chim bạn cần chọn là đảm bảo những yêu cầu sau: Lông mượt, lanh lợi, khỏe mạnh và không có bệnh tật hay dị tật.
- Những con chim trống cần phải to hơn, đầu thô, có phản xạ gù mái và khoảng cách giữa xương chậu hẹp.
- Còn con mái thương nên có khối lượng nhỏ hơn, đầu nhỏ và thanh, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng.
- Cuối cùng, bà con nên chọn mua ở các cơ sở uy tín hay liên hệ với những trung tâm khuyến nông để có thể được tư vấn chọn sao cho phù hợp với mục đích nuôi sinh sản.
2. Chuẩn Bị Chuồng Nuôi Cho Chim
- Bạn nên nuôi chim bồ câu theo cặp và cứ mỗi ô chuồng là một cặp
- Chuẩn bị sẵn trên mỗi ô chuồng máng ăn, ổ đẻ và nên được vệ sinh sạch sẽ
- Chuồng nuôi nên đặt ở những nơi khô ráo, thoáng mát và có ánh nắng mặt trời, tránh khỏi những ồn ào hay gió lùa. Vào ban đêm thì có thể thắp thêm bóng đèn 40W để kích thích cho chim sinh sản tốt hơn.
- Khi ghép đôi xong và quen với chuồng và ổ chắc chắn chim sẽ đẻ. Trước khi chim đẻ, chuẩn bị 1 ổ. Dùng rơm khô, sạch sẽ và dài để lót ổ cho chim
- Khi chim ấp được từ 18-20 ngày trứng sẽ nở, nếu quả nào mổ vỏ lâu mà chim không đạp vỏ trứng chui ra thì người nuôi cần phải bóc vỏ trứng để chim non không bị chết ngạt trong trứng.
Khi chim non được từ 7 đến 10 ngày mới tiến hành cho ổ đẻ thứ hai vào
Cuối cùng là sau khi tách mẹ thì ổ đẻ tương ứng phải được sạch sẽ để bố trí cho lứa đẻ tiếp theo
3. Cách phòng và trị bệnh
- Cần phải tiêm vắc xin đều đặn cho chim (3 lần/năm) để giúp cho chim giống được khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng, phòng chống những bệnh tật.
- Đồng thời cũng phải dọn dẹp vệ sinh chuồng trại thường xuyên, sạch sẽ, khô thoáng và vừa có tác dụng kích thích chim sinh sản, vừa phòng được dịch bệnh cho chim.
- Trong trường hợp chim bị cúm hoặc dịch, bà con nên làm tốt công tác cách ly và tiêu hủy chim chết, đồng thời khử trùng chuồng chim để tránh bớt sự lây nhiễm cho những cặp bồ câu khác.
Tổng Kết
Trên đây chỉ là một số kinh nghiệm và lưu ý cơ bản nhất giúp nuôi chim bồ câu nhanh đẻ. Nếu bạn muốn chia sẻ thêm nhiều cách khác, vui lòng theo dõi bài viết tiếp theo. Chúc bạn may mắn!