Bạn đang tìm cách điều trị nháy mắt ở trẻ nhỏ? Bé nhà bạn liên tục nháy mắt nhưng không biết nguyên nhân? Điều này có ảnh hưởng đến thị lực của trẻ không? Có nguy hiểm không? Cùng chuyên gia của chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây.

>>> Xem thêm: Giật Mắt Trái Nữ & Nam Hên Hay Xui?

Nguyên Nhân Trẻ Nháy Mắt Liên Tục

hình ảnh

Bản chất của việc nháy mắt là giúp mắt thư giãn sau thời gian hoạt động quá lâu khiến mắt mệt mỏi, tránh khô mắt, giảm căng tức mắt, loại bỏ hạt bụi vướng vào mắt,... do đó nó không hoàn toàn đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu việc nháy mắt nhanh và nhiều diễn ra trong thời gian dài có thể liên quan đến một số vấn đề sức khỏe:

Cơ thể mệt mỏi, ngủ không đủ giấc

Giấc ngủ không đảm bảo và mất ngủ triền miên ở trẻ nhỏ có thế gây ra hiện tượng nháy mắt. Đây là trường hợp thường gặp nhất và cách điều trị nháy mắt ở trẻ nhỏ trong trường hợp này khá đơn giản. Các bậc phụ huynh cần để ý không gian ngủ của trẻ trước tiên.

Hãy đảm bảo không gian ngủ của trẻ được thoải mái, hạn chế tối đã việc xem các thiết bị điện tử trước giờ đi ngủ, không nên và tuyệt đối không để trẻ ăn uống các thức ăn, nước uống có chứa cafein hay chất kích thích thay vào đó có thể để trẻ uống một ly sữa nóng giúp tăng khả năng ngủ sâu và gợi cảm giác buồn ngủ hiệu quả.

Do căng thẳng, stress

Việc học tập quá độ, hay những sự không quan tâm sát sao của cha mẹ có thể dễ dàng khiến trẻ gặp những căng thẳng không đáng có. Ở những trường hợp này, cách điều trị nháy mắt ở trẻ nhỏ đặc biệt cần sự chú ý của cha mẹ.

Thay vì bắt các bé nhỏ học quá nhiều so với khả năng, độ tuổi thì phụ huynh nên quan sát thời gian học hiệu quả nhất của bé. Để bé học tập trung nhất có thể trong khoảng thời gian ấy, vừa mang lại hiệu quả học tập cao vừa cho trẻ có thời gian nghỉ ngơi hợp lí - phương pháp này đã được chứng minh có hiệu quả. 

Ngoài ra, hãy trở thành người bạn của các bé, chia sẻ trò chuyện cùng trẻ những câu chuyện thường ngày mà trẻ bắt gặp. Qua đó, hiểu các con hơn, nắm bắt được tâm lý của trẻ bảo vệ được con tránh khỏi những suy nghĩ tiêu cực, căng thẳng không đáng.

>>>> Xem thêm: Nốt Ruồi Đuôi Mắt Trái Nữ Có Tốt Không?

Do mắc các tật về mắt như cận thị, loạn thị

Thông thường, những trẻ mắc các tật về mắt hay tổn thương mắt sẽ dễ mỏi mắt cũng như nhức mắt hơn bình thường. Chỉ cần tiếp xúc với ánh sáng xanh, học tập và đọc sách liên tục ở ánh sáng không đảm bảo trong thời gian ngắn cũng khiến trẻ mỏi và nháy mắt liên tục.

Điều Trị Nháy Mắt Ở Trẻ Nhỏ Thế Nào?

hình ảnh

Do đó, cách điều trị nháy mắt ở trẻ nhỏ trong trường hợp này được đề xuất là: khi cho trẻ sử dụng các thiết bị điện tử ngay cả những trẻ không mắc tật về mắt trẻ cũng cần được đeo kính có tác dụng chống ánh sáng xanh. Hoặc nên sử dụng các loại kính điều trị tật mắt chuyên dụng có tích hợp sẵn khả năng lọc ánh sáng xanh.

Môi trường học tập của trẻ cũng cần đảm bảo thông thoáng, đủ ánh sáng. Có khoảng thời gian giải lao giữa các khung giờ học để mắt có thời gian nghỉ ngơi và phục hồi. Đôi mắt là tài sản quý giá của mỗi người do đó không thể lơ là với những hiện tượng có nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến mắt dù nhỏ nhất.

Nếu hiện tượng trên kéo dài trong nhiều ngày và có chuyển biến xấu như chảy nước mắt tự nhiên nhiều, ... thì rất có thể đây là biểu hiện của sự tổn thương thần kinh liên quan đến bệnh như: viêm màng bổ đào, zona mắt. Hay nặng hơn là dấu hiệu cả hội chứng Parkinson, Wilson...

Với tình trạng, tầng ozon đang bị hủy hoại khá nghiêm trọng khiến tia UV dễ dàng tiếp xúc đến da và mắt con người như hiện nay. Biện pháp tốt nhất để bảo vệ bản thân và gia đình trước những tác hại nghiêm trọng của chúng, hãy luôn đeo kính bảo vệ mắt trước ánh nắng mặt trời kể cả khi mắt bạn hoàn toàn bình thường.

Tổng Kết

Với những thông tin nêu trên, mong rằng bài viết: " Cách điều trị nháy mắt ở trẻ nhỏ, có nên đi khám bác sĩ? " đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích. Theo dõi các bài viết tiếp theo tại Webtretho Cộng đồng để được chia sẻ kiến thức hay và thú vị.