Việc lựa chọn đôi giày thể thao tốt cho sức khỏe, thoải mái rất quan trọng khi bắt đầu tập luyện từng môn.
Khi chọn giày để tập luyện, nhiều người chỉ quan tâm đến kích cỡ, kiểu dáng, chất liệu của giày, mà không để ý rằng, một đôi giày thể thao tốt cho sức khỏe cần được thiết kế phù hợp với từng loại hình thể thao khác nhau.
Hãy chọn cho mình đôi giày thể thao tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa
Vì vậy, nếu bạn tham gia bất kì hoạt động thể thao đặc thù nào, chắc chắn bạn cần một đôi giày thể thao 'đặc biệt' cho môn thể thao đó để hiệu quả cao hơn.
Lợi ích của việc chọn giày thể thao tốt cho sức khỏe
Phần lớn mọi người khi tập thể thao, bao gồm các môn như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, đi bộ, tập luyện ở phòng gym hoặc thể dục thông thường... đều cần cho mình đôi giày phù hợp để hỗ trợ việc tập luyện được thuận lợi.
Đặc biệt đối với những người mới, việc mang cho mình một đôi giày thể thao đúng cách sẽ đảm bảo cho việc luyện tập của họ được an toàn hơn, hạn chế những tai nạn, chấn thương khi tập luyện.
Giày thể thao tốt cho sức khỏe của môn đạp xe khác đi bộ. Ảnh minh họa
Với những môn thể thao, bài tập thể dục ở nhà hay ngoài trời cũng cần có giày chuyên dụng, vì việc đeo những đôi giày này là vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong những buổi tập với cường độ nặng.
>> Bài viết xem thêm: Mẹo chọn giày tốt cho sức khoẻ để không chấn thương khi vận động
Cách chọn giày thể thao tốt cho sức khỏe với từng loại hình khác nhau
Mỗi khi bạn đến một cửa hàng giày thể thao nào đó, chắc chắn bạn sẽ thấy có rất nhiều loại giày thể thao khác nhau. Sự đa dạng này là để phù hợp với từng môn thể thao và loại hình tập luyện khác nhau và tần suất tập luyện của từng người.
Dưới đây là cách chọn giày thể thao tốt cho sức khỏe với từng loại hình khác nhau như sau:
1. Chọn giày cho môn đạp xe
Với những người luyện tập môn thể thao đạp xe, có thể sẽ cần dùng đến đòn chêm. Trong trường hợp nếu không cần sử dụng đòn chêm hoặc mới tham gia luyện tập môn này, thì chỉ cần dùng giày chạy bình thường là đủ.
Tuy nhiên khi bạn dùng giày chạy mà không dùng đòn chêm, sẽ khiến bạn khó có thể kiểm soát vị trí đặt chân lên pedal. Thậm chí có thể khiến chân bạn bị trượt sang vị trí sai.
Thông thường thì hầu hết mọi người có xu hướng đặt gan bàn chân vào pedal, như vậy có thể sẽ gây đau đầu gối… ngoài ra việc đạp xe không đúng cách còn có thể khiến bạn bị đau và khó chịu khi thực hiện trong thời gian dài.
2. Giày đi bộ và tập thể dục thẩm mĩ
Với môn thể dục đi bộ hoặc thể dục thẩm mĩ bạn có thể chọn giày nhẹ và đế mỏng hơn so với giày chạy một chút. Đôi giày này cần có phần nửa trước cần dẻo dai hơn, còn đệm và lót chủ yếu sẽ nằm ở phần gót.
Nhưng cũng cần nhớ là không đeo đôi giày này để chạy, vì khi chạy thì bạn lại cần nâng đỡ bàn chân nhiều hơn.
3. Các môn thể thao đặc thù như tennis, bóng rổ
Với các môn thể thao như tennis hay bóng rổ... thì tốt nhất nên kiếm cho mình một đôi giày phù hợp với riêng môn thể thao đó, chứ không nên sử dụng giày của các môn khác sẽ dễ bị chấn thương hoặc bong gân.
Bởi vì giày chạy thì được thiết kế cho các tư thế chạy nhưng không hỗ trợ chuyển động bên/ngang, do đó nó không có tính ổn định ở 2 bên.
Không dùng chung giày thể thao tốt cho sức khỏe của bóng rổ với môn khác. Ảnh minh họa
Trong khi với các môn thể thao như tennis, bóng rổ thì tính ổn định ở 2 bên rất quan trọng để tránh gặp sự cố không mong muốn. Cụ thể là nếu sử dụng giày chạy cho các hoạt động thể thao này, bạn sẽ dễ bị bong gân hoặc các chấn thương khác.
Thực tế thì phần lớn giày cho môn thể thao bóng rổ được thiết kế để hỗ trợ nhiều hơn xung quanh mắt cá chân để ngăn ngừa bị bong gân...
4. Giày thể thao cho môn chạy bộ
Chạy bộ là môn thể thao bạn phải tập luyện thường xuyên, nên cần chọn cho mình đôi giày phù hợp để không bị đau chân hoặc nguy cơ bị chấn thương vì hoạt động này.
Vì vậy khi đi mua giầy, trước hết bạn nên chọn thời gian buổi tối để thử giày. Vì khoảng thời gian này chân của bạn thường có kích cỡ lớn nhất sau hoạt động nhiều cả ngày.
Và khi tập luyện môn chạy bộ, chân của bạn cũng sẽ ít nhiều bị tăng kích cỡ như vậy. Vì thế sẽ phù hợp với kích cỡ chân bạn vào buổi tối, nên thử giày lúc này là chuẩn nhất.
Khi thử giày bạn nên xỏ vào chân và xem mình có cảm thấy thoải mái hay không. Tốt nhất đừng dựa vào cỡ giày như thông thường, có thể khiến bạn bị bức bối, khó chịu hoặc tê chân khi tập luyện môn này.
Giày chạy bộ thường có khoảng cách từ ngón chân dài nhất tới mũi giày tầm 1 một lóng ngón tay. Khoảng trống nhằm để các ngón chân được hoạt động thoải mái hơn khi hoạt động, hơn nữa cũng sẽ không bị chèn ép cho dù chân của bạn có bị tăng kích thước khi chạy bộ.
Nếu bạn bị thừa cân béo phì hãy chọn cho mình đôi giày có đệm dày hơn, tránh kiểu giày tối giản hay giày có rất ít đệm. Trường hợp không chọn được, bạn hãy hỏi cửa hàng loại giày chạy trung tính/bình thường. Tuy nhiên cần lưu ý là giày nên cứng trừ phần mũi chân và tổng thể không được quá nặng.
>> Bài viết xem thêm: Tập thể dục thế nào tốt cho sức khỏe
Tóm lại nếu khi tập luyện, bạn cần chọn cho mình đôi giày thể thao tốt cho sức khỏe cho môn thể thao đó để thoải mái, tránh bị chấn thương hay bong gân, và nhớ thay đổi sau 1 thời gian sử dụng nha.
Các link bài xem thêm: