Bạn đang tìm hiểu “các phương pháp lập luận trong văn nghị luận”? Bạn không biết cách tóm tắt các ý chính khi nghiên cứu về thủ pháp làm văn nghị luận? Có cách nào giúp cho bài văn nghị luận trở nên sinh động, hấp dẫn và thuyết phục hơn? Hãy đọc bài viết dưới đây để biết về các phương pháp lập luận trong văn nghị luận.
>>> Có thể bạn quan tâm:
- Giải Mã Con Gái Thời Nay Thích Gì Ở Con Trai?
- Tại Sao Da Ta Luôn Mềm Mại, Khi Bị Ướt Không Ngấm Nước?
1. Phương pháp loại suy/ so sánh
Đây là phương pháp sử dụng đến sự so sánh từ hai đến nhiều đối tượng để tìm ra thuộc tính giống nhau. Và dựa vào sự tương quan đó để đưa ra kết luận.
2. Phương pháp ngụy biện
Phương pháp ngụy biện xuất phát từ một thực tế hiển nhiên nào đó, và rồi suy luận ra những kết luận chủ quan để bác bỏ ý kiến của đối phương.
Ví dụ như: Cái bàn được làm từ gỗ, cái ghế được làm từ gỗ, tuy nhiên không phải chỉ có gỗ mới làm được ra những cái bàn, cái ghế. Và kết luận như trên là một phần của phương pháp ngụy biện.
3. Phương pháp lập luận chứng minh
Đây là một phép lập luận bằng cách những sử dụng những lý lẽ, bằng chứng và những điều đã được thừa nhận để chứng minh cho luận điểm của mình là xác thực, đáng được tin cậy.
Những điều mà phép lập luận chứng minh nói ra cần phải được chọn lựa, phân tichs thì sẽ mang tính thuyết phục cao hơn.
Ví dụ như: “Để làm ra một bài văn hay, học sinh cần phải lập ra cho mình một đàn bài thật hoàn chỉnh. Và nhìn vào thực tế, thầy cô luôn luôn hướng dẫn để học xây dựng lên được sườn bài của mình”. Những điều thầy cô hướng dẫn là hiện tại, là những điều có sẵn trong cuộc sống. Vì thế mà tính xác thực cao hơn, thuyết phục được người đọc hơn.
4. Phương pháp phân tích
Một phương pháp mà trong đó bạn sẽ chia nhỏ đối tượng ra thành nhiều bộ phận để mổ xẻ, phân tích, xem xét nội dung một cách toàn diện theo những tiêu chí, quan hệ nhất định.
Phân tích giúp cho người đọc hiểu rõ những khía cạnh khác nhau của vấn đề. Thông qua các hình ảnh biểu tượng, mối liên hệ tương quan với nhau giúp người đọc dễ hình dung hơn thay vì các chủ thể khô khan, trừu tượng trong văn nghị luận.
5. Phương pháp giải thích
Phương pháp giải thích nghĩa là cắt nghĩa, khái niệm của một sự vật hiện tượng để làm cho người đọc hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề. Hiểu đơn giản chính là dùng các từ ngữ dễ hiểu, chi tiết để mô tả về các khái niệm khó hình dung cho người đọc.
Phương pháp giải thích được áp dụng trong trường hợp bài văn nghị luận xuất hiện các khái niệm mới, khái niệm trừu tượng,v.v..
6. Phương pháp bình luận
Giống với cái tên của nó, phương pháp bình luận nghĩa là bạn sẽ bàn bạc, nhật xét và đánh giá về một vấn đề liên quan đến hiện tượng sự việc, điều này cần phải trung thực, thể hiện được ý kiến chủ quan về nhận định của riêng mình.
Lưu ý: Để làm ra được một bài văn hay, ý nhỏ cần phải nằm trong ý lớn, và nội dung của bài cần đi theo một chuỗi xuyên suốt, ăn khớp với nhau.
Tổng Kết
Như vậy, có thể thấy rằng, có rất nhiều thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn nghị luận. Điều này không chỉ giúp cho bài văn nghị luận vốn khô khan mà trở nên sinh động, có hồn hơn. Đồng thời, câu văn cũng logic và thuyết phục người đọc hơn. Đừng quên theo dõi chúng tôi trong các bài viết tiếp theo để được chia sẻ nhiều kiến thức bổ ích!