Mẹ bầu cần nhận biết dấu hiệu sinh non để có thể nhập viện kịp thời, tránh gây nguy hiểm cho bản thân và em bé.
Một thai kỳ bình thường sẽ kéo dài hơn 9 tháng, tương đương 40 tuần, được chia làm ba giai đoạn: 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Vậy nên, em bé nào được sinh trước tuần 37 đều được xem là sinh non. Đây đều thuộc trường hợp sản khoa nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ và em bé. Vậy nên, mẹ bầu cần tìm hiểu nguyên nhân và nhận biết dấu hiệu sinh non từ sớm.
Nguyên nhân sinh non
Thông thường, đa số trường hợp sinh non đều không rõ lý do. Tuy nhiên, một số trường hợp khác là do 3 yếu tố tác động.
Yếu tố từ mẹ
Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu sinh non. Ảnh minh họa.
Những người mẹ có thể chất tốt, không mắc bệnh gì thì thường có một thai kỳ thuận lợi, vượt cạn không có gì khó khăn. Còn những người mẹ nào mang thai mà có tiền sử mắc bệnh thận, tim, gan hay đang bị nhiễm trùng đường tiết niệu, chấn thương vùng bụng, tử cung bất thường, từng làm phẫu thuật ở cổ tử cung thì nguy cơ sinh non khá cao. Theo đánh giá, khoảng 5% trường hợp sinh non do tử cung mẹ bị dị dạng bẩm sinh, 100% trường hợp sinh do hở eo tử cung nếu không được bác sĩ phát hiện và can thiệp kịp thời.
Yếu tố xã hội
Phụ nữ mang thai có đời sống kinh tế thấp, phải lao động nặng trong môi trường có nhiều hóa chất độc hại, kèm theo đó là chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, không có nhiều thời gian nghỉ ngơi thì cũng là nguyên nhân gây sinh non nguy hiểm.
Yếu tố từ thai nhi
Khi trong tử cung của người mẹ có hai hay nhiều thai nhi cùng phát triển thì cũng đối diện nguy cơ sinh non, chiếm tỷ lệ 10-20%. Trường hợp phần phụ của thai có vấn đề như rau tiền đạo, nhiễm trùng ối, đa ối, hay bong non thì đều dễ sinh non.
Dấu hiệu sinh non
Sinh non rất nguy hiểm, vì thai nhi chưa phát triển toàn diện, không đủ thể chất để sẵn sàng rời bụng mẹ. Thế nên, trẻ sinh non thường gặp phải các vấn đề trước mắt về tim mạch, đường tiêu hóa, thiếu máu, vàng da, rối loạn thân nhiệt… và sau này có thể bị chậm phát triển ngôn ngữ, vấn đề về thị lực, thính giác, nha khoa, thậm chí cả vấn đề tâm lý.
Như đã nói ở trên, bất kỳ em bé nào được sinh ra trước tuần 37 đều được xem là sinh non và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Do đó, mẹ bầu cần chú ý thật kỹ các dấu hiệu sinh non tuần 28, dấu hiệu sinh non tuần 31, dấu hiệu sinh non tuần 32, dấu hiệu sinh non tuần 33, dấu hiệu sinh non tuần 34, dấu hiệu sinh non tuần 35.
Làm gì khi có dấu hiệu sinh non? Phụ nữ mang thai khi xuất hiện các dấu hiệu như: đau lưng âm ỉ, thị lực giảm, đau quặn bụng, âm đạo tiết dịch, tiêu chảy, tay chân sưng phù, xuất huyết, buồn nôn và nôn thì cần đi khám ngay, để bác sĩ xem xét tình trạng và đưa ra những giải pháp hợp lý, giúp cuộc vượt cạn thành công, hạn chế tối đa những điều không mong muốn.
Lưu ý sau sinh non
Đối với người mẹ
Người mẹ sau khi sinh non sẽ lo lắng rất nhiều cho con, bắt đầu xuất hiện những trở ngại về mặt tâm lý. Lúc này, người mẹ cần được theo dõi sức khỏe kỹ lưỡng, loại trừ các vấn đề bất thường như đau ngực, đau bụng, sốt hay tiết sản dịch. Bên cạnh đó, người mẹ cũng phải có chế độ ăn uống khoa học với đầy đủ dưỡng chất, nghỉ ngơi nhiều và quan trọng nhất là vệ sinh cơ thể hằng ngày để tránh viêm nhiễm. Riêng người mẹ nào sinh mổ thì cần lưu ý rửa sạch âm hộ sau khi tiểu và đại tiện để tránh nhiễm trùng tầng sinh môn.
Ngoài ra, các bác sĩ cũng khuyến khích phụ nữ sau sinh vận động nhẹ nhàng thay vì cứ nằm một chỗ và thường xuyên trò chuyện với người thân về những mối lo để được cảm thông, chia sẻ, tâm trạng giải tỏa, không bị trầm cảm.
Đối với em bé
Trẻ sinh non thường có cân nặng thấp hơn nhiều so với những trẻ sinh bình thường nên gia đình cần trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cách chăm sóc khi về nhà. Sau đó, gia đình cần đưa trẻ sinh non đến gặp bác sĩ kiểm tra theo lịch hẹn để theo dõi cân nặng cũng như phát hiện kịp thời các vấn đề khác.
Trẻ sinh non cần chăm sóc đặc biệt. Ảnh minh họa.
Sữa mẹ vẫn là thức ăn tốt nhất cho trẻ sinh non, có thể cho trẻ bú mẹ trực tiếp hoặc bú sữa mẹ thông qua bình. Đối với trẻ sinh non gặp khó khăn khi bú thì gia đình cần nên nhờ bác sĩ tư vấn.
Tư thế ngủ của trẻ sinh non cũng rất quan trọng, gia đình nên lưu ý đặt trên mặt phẳng và nằm ngửa, tuyệt đối không được nằm sấp vì có thể là tăng hội chứng đột tử. Khi gia đình thấy trẻ sinh non ngủ nhiều giờ hơn mỗi ngày so với trẻ sinh đủ tháng, nhưng lại ngủ trong thời gian ngắn hơn thì cũng đừng lo lắng, bởi theo bác sĩ đó là điều bình thường.
Hi vọng những ai có dấu hiệu sinh non đều vượt cạn thành công và nhanh chóng phục hồi, cả hai mẹ con đều khỏe mạnh nhé.
Xem thêm bài viết liên quan:
Cổ tử cung ngắn có làm tăng nguy cơ sinh non không?
Bé sinh non 23 tuần chỉ hơn 400 gram kiên cường giành sự sống, bác sĩ gọi con là 'kỳ tích'
Sản phụ Phú Yên mắc cô Vít không qua khỏi sau sinh, bé sinh non 31 tuần được cứu sống