Răng sữa hay còn được gọi là răng trẻ em, đây là những răng bắt đầu hình thành từ tam cá nguyệt thứ 2 bên trong bào thai và bắt đầu mọc lên trong miệng khi trẻ khoảng 6 tháng tuổi, có thể sớm hoặc muộn hơn vài tháng.
Các răng sữa này sẽ bắt đầu rụng dần và được thay thế bởi các răng người lớn (hay còn gọi là răng vĩnh viễn trong giai đoạn từ 6-14 tuổi, có thể sớm hoặc muộn hơn tùy vào từng cá nhân và tình trạng cụ thể.
Có một suy nghĩ chưa đúng của một số phụ huynh rằng là các răng sữa này trước sau cũng thay nên cần gì phải đi khám sớm, khi nào răng lung lay thì tự nhổ ở nhà cũng được. Tuy nhiên theo Hiệp Hội Nha khoa Hoa Kỳ ADA khuyến cáo phụ huynh nên cho bé đến thăm khám với bác sĩ nha khoa trong vòng 6 tháng kể từ khi trẻ mọc cái răng sữa đầu tiên (từ 6 -12 tháng tuổi). Khi đó bác sĩ sẽ có thể phát hiện được sâu răng sớm, viêm nướu và các vấn đề răng miệng khác cũng như hướng dẫn phụ huynh cách vệ sinh răng miệng cho trẻ.
Để hiểu rõ hơn tầm quan trọng của bộ răng sữa, trước tiên chúng ta phải hiểu chức năng của các răng sữa là gì, tạo hóa ko bao giờ tạo ra những thứ dư thừa, mỗi sự việc, sự vật trên đời này xuất hiện đều có nguyên nhân và sứ mệnh nhất định.
Trong buổi trò chuyện mang tên "CHĂM SÓC RĂNG SỮA CỦA TRẺ", Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Phúc Anh Duy cùng MC. Tiên Đoàn sẽ chia sẻ và giải đáp thắc mắc của các bố mẹ về vấn đề này.
Buổi trò chuyện được phát sóng tại Fanpage Bác sĩ Nguyễn Phúc Anh Duy , Kênh Youtube Bác sĩ Nguyễn Phúc Anh Duy, Fanpage Webtretho & Fanpage Bé Yêu vào lúc 13h30', thứ 5 ngày 12/10/2023. Mời các bạn cùng đón xem!