Trẻ càng lớn càng thích tự khẳng định mình, đối với chúng, không có phạm trù sai.

Mới đây, tại Quảng Đức, An Huy, một người mẹ đã chia sẻ đoạn clip bố dạy con với tiêu đề “Thật ra thì bố chẳng cần dạy thêm gì nữa đâu.” Đoạn video khiến mọi người dở khóc dở cười và hết lòng khen ngợi người mẹ.

Hóa ra ông bố trong gia đình thường phải đi công tác xa, không có thời gian gần gũi con, và mẹ phải đảm trách việc nuôi nấng, chăm sóc con. Nhưng bù lại, bố khi về nhà cũng rất quan tâm đến vợ con, không để ai phải thiệt thòi.

Nhưng cũng có lúc con ương bướng và không nghe lời. Ngày hôm đó, khi con trai 5 tuổi và con của một người hàng xóm đang chơi cùng nhau, chúng đã giành giật một chiếc scooter nhỏ của người bạn kia. Con trai trong lúc tức giận đã đá chiếc xe và bảo rằng chẳng cần nữa. Hành động đó không qua mắt người cha, anh đã gọi con về nhà sau khi chứng kiến.

hình ảnh

Ảnh ABLW

Sau đó, anh bảo con vào phòng riêng để “2 người đàn ông nói chuyện với nhau”. Người cha nói rằng con nên nhớ lại

xem hôm nay con như thế nào, con không những gây gổ với bạn mà còn đóng sầm cửa lại, mất bình tĩnh. Cậu con trai mím môi lắng nghe. Người cha tưởng con trai tôi sẽ tự phân bua cho mình, không phải lỗi của nó, là lỗi của người này người kia, trẻ con thường làm như vậy mà. Nhưng không ngờ, cậu con trai đã thẳng thắn thừa nhận lỗi lầm của mình và nói rằng bởi vì khi tranh cãi với bạn hàng xóm, nó cảm thấy rất bực bội.

“Bây giờ con không còn nóng nảy nữa. Con rất hối hận về hành động của mình, sau này con sẽ kềm chế. Nếu con mất bình tĩnh, bố cứ việc phạt con.”

hình ảnh

Ảnh ABLW

Về phía người cha, anh ta rất nghiêm khắc, chỉ chờ đợi coi cãi lại là sẽ tìm cách to tiếng và trừng phạt con. Ai mà ngờ con trai lại thẳng thắn thừa nhận vấn đề của mình khiến người cha không khỏi hụt hẫng. Vì cậu con trai rất hợp tác và thốt ra những câu vàng ngọc chín chắn khiến bố sững sờ không biết nói gì. Người mẹ trốn sang một bên

nhìn thấy cảnh này cũng cười run rẩy, đứa trẻ này thực sự có tài “thao túng tâm lý” mà.

Cư dân mạng nhìn thấy cảnh này không khỏi bật cười:

"Tôi cảm thấy đứa trẻ này có chỉ số EQ cao. Nó có cảm giác rằng nếu mình làm việc tốt thì sẽ ít bị tổn thất hơn.  Còn nhỏ như vậy mà đã rất thông minh. Khi nó lớn lên, nó nhất định sẽ có một khoảng thời gian vui vẻ ở trường và xã hội."

"Thật ra con có phát hiện ra một quy luật không, đó là khi cha mẹ khiển trách con cái, nếu con càng cãi lại, cha mẹ càng bất mãn, cha mẹ càng tức giận. Nhưng thật ra mẹ ở nhà cũng rất khéo dạy con đó chứ”

"Đoạn video này nói cho mọi người biết, phải có thể co duỗi mới có thể làm người. Trẻ con còn nhỏ có thể hiểu được chân tướng, nhưng rất nhiều người lớn không hiểu. Bất quá đứa nhỏ này tài hùng biện rất tốt."

hình ảnh

Ảnh ABLW

Thực tế cha mẹ cũng rất đau đầu khi dạy con từ hành động sai của chúng. Không ai muốn thừa nhận mình sai, và chắc chắn không cha mẹ nào muốn nhớ lại khoảng thời gian mà việc nuôi dạy con cái của mình không xuất sắc. Sự thật là, tất cả chúng ta đều phạm sai lầm. Không phải ai trong chúng ta cũng được đào tạo đầy đủ để trở thành cha mẹ hoàn hảo. May mắn thay, ta không cần phải hoàn hảo để trở thành cha mẹ tuyệt vời. Chỉ cần trung thực, chân thành và tiếp tục cố gắng. Cha mẹ hãy làm gương trước, sự lựa chọn tốt nhất là thừa nhận sai lầm, khi người lớn mắc phải sai sót. Có nhiều kết quả tích cực khi thừa nhận những sai lầm trong việc nuôi dạy con cái. Chẳng hạn:

Khi cha mẹ nhận lỗi là dạy con cái cách cư xử lễ phép. Mọi người đều cần học cách nói “Tôi xin lỗi” và lỗi lầm của cha mẹ là cơ hội hoàn hảo để dạy trẻ cách làm điều đó một cách tự nguyện và kịp thời.

hình ảnh

Ảnh ABLW

Khi cha mẹ thừa nhận sai lầm của mình, trẻ sẽ học cách tin tưởng họ. Cuối cùng, trẻ nhận ra rằng cha mẹ chúng không hoàn hảo như chúng từng nghĩ. Khi trẻ bước sang giai đoạn này, việc nhìn thấy cha mẹ thừa nhận thiếu sót sẽ giúp trẻ nhận ra rằng cha mẹ chúng là người trung thực, điều này dẫn đến sự tin tưởng.

Khi cha mẹ thừa nhận sai lầm, trẻ sẽ học được rằng mọi người đều phạm sai lầm và đó không phải là ngày tận thế.

Khi cha mẹ thừa nhận sai lầm, ta sẽ chịu trách nhiệm cho hành động của mình. Điều này khuyến khích chúng ta đánh giá những hành động đó và cho phép con mình thực hiện các thay đổi để tốt hơn.

Dù sao thì cậu nhóc trên cũng thực đáng yêu, tài hùng biện cũng rất tốt, thẳng thắn thừa nhận mọi chuyện, hy vọng cậu bé sẽ thực sự nhận ra lỗi lầm của mình, và không tái phạm.