Tiệt trùng bình sữa bằng cách đun sôi có thể gây bệnh ung thư cho trẻ.
Sức đề kháng của trẻ sơ sinh còn yếu nên rất dễ bị nhiễm vi khuẩn, chỉ cần sơ suất một chút là có thể bị ốm vặt hoặc các bệnh về đường tiêu hóa. Vì vậy cha mẹ phải cần phải làm tốt công việc vệ sinh, khử trùng bình sữa hàng ngày của con để hạn chế “bệnh từ miệng mà ra”. Dù là bình bú nhựa hay bình bú thủy tinh, nếu sử dụng lâu ngày, cặn sữa bám lại sẽ dễ khiến vi khuẩn phát triển, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé nên cần được khử trùng thường xuyên.
Phương pháp tiệt trùng bình sữa phổ biến trong gia đình là tráng bình sữa bằng nước nóng, theo quan niệm của nhiều thế hệ xưa, nước nóng có tác dụng khử trùng và làm sạch, đánh cặn có tác dụng khử vi khuẩn hiệu quả và đạt được mục đích tiệt trùng. Tuy nhiên theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì mặc dù nước nóng có tác dụng khử trùng nhất định, nhưng nó không thích hợp để tiệt trùng bình sữa, thậm chí nó còn làm ảnh hưởng đến tuyến tiền liệt và sự phát triển của các mô tuyến vú, có thể làm tăng nguy cơ ung thư cho trẻ. Cụ thể:
1. Dùng nước sôi tiệt trùng bình sữa gây có hại cho sức khỏe của trẻ
Theo Pramono, chuyên gia dinh dưỡng của Bệnh viện Đa khoa Ulin (ở Banjarmasin, Indonesia), hầu hết bình sữa cho trẻ em đều được làm bằng nhựa Polycarbonate (PC). Nếu đun sôi trong một thời gian dài, có khả năng loại nhựa này sẽ giải phóng dư lượng của một hợp chất hóa học nguy hiểm có tên gọi là bisphenol-A (BPA).
Pramono cũng giải thích thêm, BPA có thể gây nguy hại đến hệ thống sinh sản, dây thần kinh và hệ miễn dịch của con người. Tiếp xúc với BPA thường xuyên trong suốt những năm đầu đời có thể làm rối loạn hệ thống nội tiết tố của cơ thể, làm cho hệ sinh d.ục và não của trẻ sơ sinh phát triển một cách bất thường, dẫn đến tình trạng dậy thì sớm ở trẻ nhỏ, béo phì hoặc hen suyễn. Tệ hơn nữa, nó còn làm ảnh hưởng đến tuyến tiền liệt và sự phát triển của các mô tuyến vú, có thể làm tăng nguy cơ ung thư.
2. Khả năng khử trùng của nước sôi bị suy giảm sau vài phút đun sôi
Nước sôi khoảng vài phút rồi tắt lửa, khi bố mẹ đổ nước vào bình chứa, nước sôi sẽ tiếp xúc với không khí một diện tích lớn, và nhiệt độ nước cũng sẽ giảm. Đặc biệt trong quá trình rửa bình sữa, nhiệt độ nước sẽ tiếp tục giảm xuống và tác dụng khử trùng sẽ không còn.
3. Nước sôi không thể làm sạch các góc cạnh bình sữa
Trong bình sữa có nhiều góc chết, bằng mắt thường chúng ta chỉ có thể nhìn thấy vết sữa còn sót lại chứ không thể nhìn thấy vi khuẩn, vi rút. Nếu chỉ là bàn chải chung với nước nóng có thể bỏ sót một chi tiết nào đó, khiến vi khuẩn tụ lại dễ khiến trẻ mắc các bệnh về đường tiêu hóa.
Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho trẻ, hiện nay, nhiều gia đình đã bắt đầu sử dụng máy tiệt trùng bằng hơi nước giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại trong thời gian ngắn, các meh chỉ cần thêm nước theo hướng dẫn vận hành và bật công tắc (máy sẽ tự động tắt sau khi tiệt trùng) .
Cách vệ sinh bình sữa của trẻ đúng cách:
Nên bắt đầu vệ sinh bình sữa ngay sau khi cho trẻ bú: Rửa sạch bình sữa nhanh chóng bằng nước chảy, càng kỹ càng tốt, để tránh cặn sữa hoặc chất bẩn còn sót lại tích tụ trong bình.
Vệ sinh riêng từng bộ phận của bình: Các chuyên gia khuyên rằng tất cả các bộ phận của chai nên được rửa riêng trong nước ấm. Tránh để sữa còn sót lại có thể đọng lại dưới đáy bình và trên núm vú, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Cân nhắc sử dụng sữa rửa bình dành riêng cho trẻ nhỏ nếu cần thiết.
Vệ sinh cọ bình sữa cũng rất quan trọng: Sử dụng bàn chải bình sữa riêng biệt để làm sạch đáy, thành bình và bàn chải núm để làm sạch núm cao su. Chú ý khử trùng và thay thế cọ rửa thường xuyên vì nếu để lâu ngày cũng sẽ sinh sôi vi khuẩn.
Cho vào máy tiệt trùng bình sữa: Đặt các bộ phận của bình sữa vào máy tiệt trùng, đảm bảo bình sữa ở vị trí thông thoáng và đợi bình sữa khô hoàn toàn. Nếu để bình sữa trong môi trường ẩm ướt lâu ngày bình sữa sẽ dễ bị mốc.