Thông thường độ tuổi đi mẫu giáo là từ 3 tuổi, với những trẻ nhỏ hơn, sự lựa chọn của cha mẹ thường là các cơ sở giữ trẻ tư nhân.

Mới đây đọc tin về bé 9 tháng không qua khỏi ngày đầu đi trẻ mà xót xa quá các mẹ ạ. Không ai muốn sáng đưa con khỏe mạnh đến lớp, chiều lại nhận tin dữ, nhất là khi con còn quá bé bỏng mà nỡ rời xa cha mẹ.

Em đọc trên Thanh Niên thì cách đây gần 1 tháng, vợ chồng anh Trần Quốc C. (trú tại phường Yên Thế, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai) đưa con trai nhỏ là bé Trần Hoàng K. gia đến cơ sở giữ trẻ tư thục của bà Đinh Phương L. (Đăk Hà, Kon Tum).

hình ảnh

Cơ sở giữ trẻ của bà Đinh Phương L. (Ảnh TTTĐ)

Anh C cho biết: “Ngày 10/8, tôi chở cháu K. cùng vợ  và con gái đầu từ Pleiku lên huyện Đăk Hà để vợ nhận công tác.

Do cháu K mới 9 tháng tuổi và chưa quen nên tôi phải đưa con gái đầu gửi cùng. Tuy nhiên, chủ cơ sở gửi trẻ chỉ nhận giữ cháu K, không nhận con gái đầu.”

Đến khoảng 11h chủ cơ sở cho cháu ăn trưa và đến 12h30 thì cho cháu và một cháu nữa đi ngủ. Ngủ được khoảng 1 tiếng thì thấy cháu nấc nên chủ cơ sở tiến hành sơ cứu, móc miệng và kêu chồng hỗ trợ.

Đến khoảng 13 giờ cùng ngày, gia đình anh C. nhận được thông báo về việc con trai nhập viện cấp cứu và không qua khỏi.

"Trước khi đưa đi gửi trẻ, con trai tôi vẫn ăn uống bình thường và không có một bệnh lý nào cả. Hôm xảy ra sự việc đau lòng cũng là buổi đầu tiên cháu được gửi tại cơ sở giữ trẻ này", anh C. cho biết.

Cũng theo Thanh Niên thì ngày 2/9 vừa qua đã có kết quả khám nghiệm pháp y. Qua khám nghiệm, trong khí quản cháu bé có dị vật màu vàng nhạt lẫn dịch màu trắng. Nguyên nhân cháu bé không qua khỏi được xác định ngạt do dị vật đường hô hấp.

hình ảnh

Ảnh Thanh Niên

Đây là sự việc vô cùng đáng tiếc và xót xa, cháu nhỏ chỉ mới 9 tháng tuổi. Ngạt do dị vật khiến trẻ không thể thở được vì thức ăn, đồ chơi hoặc đồ vật khác chặn cổ họng hoặc khí quản (đường thở). Nghẹt thở ở trẻ sơ sinh thường do hít phải một vật nhỏ mà trẻ đã cho vào miệng, chẳng hạn như nút áo, đồng xu, bóng bay, bộ phận đồ chơi hoặc pin đồng hồ.

Nghẹt thở có thể do tắc nghẽn hoàn toàn hoặc một phần đường thở. Sự tắc nghẽn hoàn toàn là một trường hợp cấp cứu y tế. Tắc nghẽn một phần có thể nhanh chóng đe dọa tính mạng nếu em bé không thể nhận đủ không khí. Nếu không nhận đủ không khí, tổn thương não vĩnh viễn có thể xảy ra chỉ sau 4 phút.

Các dấu hiệu nguy hiểm của ngạt do dị vật là:

  • Màu da hơi xanh (tím tái)
  • Khó thở - xương sườn và ngực kéo vào trong
  • Mất ý thức (không phản ứng) nếu tắc nghẽn không được giải quyết
  • Không thể khóc hoặc tạo ra nhiều âm thanh
  • Ho yếu
  • Âm thanh nhẹ hoặc cao khi hít vào

Sơ cứu

KHÔNG thực hiện các bước này nếu trẻ ho dữ dội hoặc khóc dữ dội. Ho mạnh và khóc có thể giúp đẩy dị vật ra khỏi đường thở.

Nếu trẻ không ho mạnh hoặc không khóc nhiều, hãy làm theo các bước sau:

Đặt trẻ nằm úp mặt xuống, dọc theo cẳng tay. Sử dụng đùi để bé dựa vài. Giữ ngực của trẻ sơ sinh trong tay và hàm bằng ngón tay. Hướng đầu trẻ xuống dưới, thấp hơn cơ thể.

Thực hiện tối đa 5 cú đánh nhanh và mạnh vào giữa hai bả vai của trẻ, bằng cách sử dụng lòng bàn tay.

Nếu dị vật không ra khỏi đường thở sau 5 cú đánh:

Lật mặt trẻ sơ sinh lên. Sử dụng đùi để giữ đầu bé trên đó

Đặt 2 ngón tay vào giữa xương ức.

Thực hiện tối đa 5 lần đẩy nhanh xuống, nén ngực từ 1/3 đến 1/2 độ sâu của ngực.

Tiếp tục 5 cú vỗ lưng, sau đó là 5 lần ấn ngực cho đến khi dị vật văng ra hoặc trẻ mất tỉnh táo (bất tỉnh).

Nếu trẻ không phản ứng, ngừng thở hoặc chuyển sang màu xanh:

Thực hiện hô hấp nhân tạo cho trẻ sơ sinh

KHÔNG thực hiện sơ cứu ngạt thở nếu trẻ sơ sinh ho mạnh, khóc nhiều hoặc thở đủ. Tuy nhiên, hãy sẵn sàng hành động nếu các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn.

KHÔNG cố gắng nắm lấy và kéo đồ vật ra nếu trẻ tỉnh táo (có ý thức).

KHÔNG thực hiện các cú đánh vào lưng và đẩy ngực nếu trẻ ngừng thở vì các lý do khác, chẳng hạn như hen suyễn, nhiễm trùng, sưng tấy hoặc bị đánh vào đầu. NÊN thực hiện hô hấp nhân tạo cho trẻ sơ sinh trong những trường hợp này.

Luôn gọi cho bác sĩ sau khi trẻ bị nghẹn, ngay cả khi đã lấy dị vật ra khỏi đường thở thành công và trẻ có vẻ ổn.

Để tránh bị nghẹn ở trẻ sơ sinh, cách phòng ngừa là:

  • Không cho trẻ dưới 3 tuổi chơi bóng bay hoặc đồ chơi có bộ phận nhỏ dễ vỡ.
  • Giữ trẻ sơ sinh tránh xa các nút, bỏng ngô, đồng xu, nho, các loại hạt và các vật dụng nhỏ khác.
  • Quan sát trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi trong khi chúng đang ăn. Không để trẻ bò lung tung khi đang ăn.