Bảo sao con buồn ngủ lắm rồi mà dỗ mãi con cứ khóc, không chịu ngủ, thì ra là có nguyên nhân riêng.

Nhiều lúc dỗ con ngủ mà bất lực khóc theo con luôn, tự thấy mình làm mẹ “dở tệ”. Người ta dỗ con ngủ 3 phút là xong, còn chẳng nghe tiếng đứa bé ư e. Con mình thì cứ khóc ngằn ngặt. Mắt đỏ, mặt đỏ vì buồn ngủ mà mẹ dỗ thì không chịu ngủ. Giống kiểu quá giấc, cay mắt mà cứ không ngủ được, cực kỳ khó chịu.

Nói chuyện với các mẹ khác mới biết chuyện dỗ con ngủ khó khăn không chỉ riêng em. Nhiều mẹ than muốn sang chấn tâm lý khi dỗ con ngủ. Nay vô tình lướt mạng, em thấy được bài viết về 3 giai đoạn buồn ngủ của bé. Như vớ được mảnh phao cứu sinh vậy mọi người. Thì ra, dỗ con ngủ phải đúng giấc, đúng thời điểm. Bỏ lỡ giờ vàng là khó dỗ được con.

hình ảnh

Ảnh mang tính minh họa: sohu

Vì trẻ sơ sinh chưa biết nói nên tiếng khóc là cách duy nhất để con thể hiện nhu cầu. Thường con sẽ khóc khi đói, đau bụng và cả lúc buồn ngủ. Hai chuyện đầu dễ xử lý, chỉ cần cho con ti hay thay bỉm. Nhưng khóc ngằn ngặt khi buồn ngủ thì mới khủng hoảng thật sự.

Để tránh tình trạng mẹ dỗ mãi con không ngủ, cứ khóc thét, mẹ nên nắm bắt được giai đoạn buồn ngủ của bé. Chỉ cần dỗ đúng lúc là con sẽ ngủ ngoan ngay, mẹ cũng đỡ mệt mỏi.

Giai đoạn đầu: Con buồn ngủ, là thời điểm dễ dỗ con ngủ nhất

Giai đoạn đầu trẻ buồn ngủ là thời điểm dễ dỗ nhất. Nhưng nhiều bậc cha mẹ thường không nhận ra mà bỏ lỡ thời điểm thích hợp nhất. So với phương pháp dỗ con ngủ, điều quan trọng hơn cả là cha mẹ nên biết biểu hiện của giai đoạn đầu buồn ngủ của trẻ.

hình ảnh

Ảnh mang tính minh họa: xuite

Biểu hiện của giai đoạn này là ngáp, dụi mắt, im lặng không nói, không quan tâm đến người hay sự vật xung quanh. Lúc này mẹ dỗ phát là em ngủ luôn.

Giai đoạn thứ hai: Con rất buồn ngủ, khó dỗ hơn

Qua giai đoạn đầu, con sẽ bắt đầu khó chịu vì không được ngủ. Lúc này bé đã mệt mỏi về thể chất, cảm xúc cũng cáu kỉnh theo. Bỏ lỡ thời điểm ngủ ngon nhất nên con càng khó dỗ ngủ hơn.

Biểu hiện rõ ràng nhất của trẻ trong giai đoạn 2 là bắt đầu quấy khóc. Tuy nhiên tiếng khóc lúc này tương đối nhẹ nhàng, chỉ ậm ừ cho qua tiếng, không dữ dội.

Giai đoạn thứ ba: Gắt ngủ, cực kỳ khó dỗ

Khi bé bước sang giai đoạn 3 là đã quá buồn ngủ, gọi bình dân là bị “quá giấc”. Lúc này con cực kỳ gắt gỏng, quấy khóc, khóc to, thậm chí còn cào cấu, ngoáy tai, giật tóc.

Chờ bé bước sang giai đoạn 3 rồi mới dỗ bé ngủ không chỉ là điều khó khăn đối với cha mẹ. Nó còn ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Khiến con ngủ không ngon, tinh thần bị ảnh hưởng, bé dễ bị chậm lớn, kém phát triển.

hình ảnh

Ảnh mang tính minh họa: uc

Những lưu ý khi dỗ con ngủ

Cha mẹ cần nắm thật kỹ những dấu hiệu con buồn ngủ ở từng giai đoạn để kịp thời dỗ con vào giấc. Một khi phát hiện trẻ buồn ngủ, việc đầu tiên cha mẹ nên làm là tạo môi trường ngủ phù hợp cho trẻ. Cố gắng tắt những ánh sáng gay gắt, hạn chế tiếng ồn.

Bước tiếp theo là dỗ ngủ, cha mẹ không nên bế con khi bắt đầu dỗ ngủ. Hình thành thói quen phải bế mới ngủ sẽ khiến trẻ khó đi vào giấc ngủ hơn. Hãy đặt con xuống giường và hát ru con tự ngủ sẽ tốt hơn. Tất nhiên điều này không dễ, mẹ cần tập luyện dần để con quen, cố kiên nhẫn nhé mẹ. Được thì con dễ ngủ, mẹ cũng khỏe re.

Từ lúc vớ được 3 giai đoạn buồn ngủ, em như nhặt được bí kíp các mẹ ơi. Công nhận dỗ con ngủ nhàn hơn hẳn. Chứ lúc trước con cứ gắt gỏng, khóc um cả tiếng mới dỗ được. Các mẹ cũng áp dụng theo giai đoạn xem sao, có kết quả tốt báo lại cho em mừng chung với nhé.

Thông tin tham khảo DDN