Cô giáo lẫn cha mẹ cứ nghĩ con gái 7 tuổi bị thiếu ngủ, đâu ngờ con bị khối u không lành tính.

Đôi khi con nhỏ hay có những triệu chứng rất thường thấy như chóng mặt, buồn ngủ. Phụ huynh thì cứ nghĩ chắc con thiếu ngủ hoặc kiếm cớ để lười học. Nhưng chuyện trẻ than chóng mặt, than mệt cũng nguy hiểm lắm. Có mấy lần em đọc được trên mạng, trẻ đang học nằm gục xuống bàn rồi cứ thế đi luôn.

Gần đây, trên một trang nước ngoài cũng có nêu ra một trường hợp. Học sinh 7 tuổi đang học trên lớp thì đòi ngủ, kêu chóng mặt. Cứ tưởng bình thường ai ngờ tới chừng thấy không ổn, cô giáo gọi phụ huynh đưa đi viện thì mới hay. Con gái đâu chỉ thiếu ngủ bình thường đâu mọi người, bé bị ung thư.

hình ảnh

Ảnh mang tính minh họa. Nguồn: HK01

Trường hợp bé gái này xảy ra ở Đài Loan nha mọi người. Theo trang tin đó kể lại, bé gái 7 tuổi đang học ở lớp thì kêu là chóng mặt, nhức đầu. Con còn nói là muốn được ngủ. Tuy nhiên, vào tiết thể dục, con không thể dùng bàn tay giữ quả bóng. Nghĩa là mất đi cảm giác cầm nắm ở tay.

Thấy tình hình không ổn, cô giáo liền gọi cha mẹ bé đến. Lúc đầu ai cũng trách móc, có thể là do con thiếu ngủ vào ban đêm mới vật vờ khi đi học như vậy. Chứ bình thường con là một đứa bé hoạt bát, thông minh. Không có chuyện con lên lớp đòi ngủ.

Kết quả đến bệnh viện, đi khám ở khoa ngoại thần kinh nhi, bác sĩ phát hiện con bị ung thư, trong não con có một khối u không lành tính. Gia đình lúc này mới hoảng vía một phen, đâu ai nghĩ chỉ mấy triệu chứng bình thường dẫn đến ung thư.

Đứa trẻ nào mà chẳng đôi lần chóng mặt, buồn ngủ trên lớp, ai biết đó là khối u. Rất may, sau đó được phẫu thuật, xạ trị kịp thời, tình hình bé gái 7 tuổi đã tương đối ổn định. Bởi vậy cha mẹ không thể lơ là khi con kêu chóng mặt hay buồn ngủ, mệt mỏi, mất sức.

Chuyên gia dinh dưỡng và y học chức năng người Đài Loan tên là Liu Boren cũng lưu ý cha mẹ không nên chủ quan. Ngày thường, cha mẹ nên cố gắng cho con mình ăn thực phẩm tươi sống, hạn chế thực phẩm tinh chế. Một số loại thịt hộp, xúc xích, khoai tây chiên nên ăn ít. Quan trọng nhất là phải tránh để trẻ thiếu ngủ.

hình ảnh

Ảnh chỉ mang tính chất minh họa. Nguồn: sina

Bên cạnh đó, cha mẹ cần theo sát sức khỏe con, nếu thấy 9 dấu hiệu ở con thì nên đi khám càng sớm càng tốt.

1. Bị sốt: Sốt không rõ nguyên nhân trong hơn 1 tuần;

2. Trẻ xuất hiện vết bầm tím, chấm xuất huyết đỏ, chảy “si rô” mũi, bị tím quanh hốc mắt;

3. Xuất hiện các hạch bạch huyết ở cổ, nách, vùng gần rãnh bụng nối ngã ba đùi, chúng nổi lên không rõ nguyên nhân. Đặc biệt khi kích thước quá 2cm, ấn không đau thì nên đi kiểm tra;

4. Bị phù nề bất thường ở bất kể nơi nào trên cơ thể, nổi lên cục u hoặc sờ thấy khối u bụng, lá lách thì cần đi khám ngay lập tức. Một số dạng khối u ổ bụng ở trẻ em có thể xuất hiện triệu chứng chướng bụng;

5. Bị đau nhức không rõ nguyên nhân như nhức đầu, đau nhức chân tay, đau ngực, đau bụng;

6. Thần kinh: Các triệu chứng về hệ thần kinh như nhức đầu, nôn mửa, choáng váng, yếu chân tay, không thể phối hợp vận động, không thể cầm nắm, điều khiển đồ vật, đi đứng vẹo vọ và dễ ngã;

7. Sụt cân không rõ nguyên nhân, chán ăn, suy dinh dưỡng so với lứa tuổi;

8. Da dẻ nhợt nhạt.

Trường hợp của bé gái 7 tuổi như một hồi chuông cảnh báo cha mẹ nên quan tâm sức khỏe con nhiều hơn. May là lần này ở lớp, có cô giáo theo sát bé và phát hiện kịp triệu chứng bất ổn. Chứ trường hợp con chơi ngoài ngõ, hay ở nhà một mình, phát hiện trễ thì có khi trị không kịp. Do đó, khi con tự nhiên kêu mệt quá, choáng váng, tay chân không cầm nắm được thì đi khám liền nha.