Cho trẻ uống trà sữa tiềm ẩn hiểm họa khó lường, sự việc bé gái 2 tuổi sặc trà sữa và ho là lời cảnh tỉnh cho phụ huynh.
Trà sữa không còn là thức uống xa lạ với nhiều người và được cả người lớn lẫn trẻ nhỏ đều yêu thích. Tuy nhiên, món đồ uống thơm ngon này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu người dùng chủ quan. Như trường hợp của bé gái 2 tuổi sặc trà sữa và ho lâu ngày, các Bác sĩ đã rút tới 3 ống đờm từ phế nang giúp bé dễ thở hơn, nghi ngờ do cặn trong trà sữa gây nên là lời nhắc nhở cho bố mẹ lưu tâm hơn đến việc cho bé dùng món đồ uống này.
Sự việc đau lòng - Bé gái 2 tuổi bị sặc trà sữa và ho kéo dài, phải rút tới 3 ống đờm từ phế nang
Vừa qua, trên một trang tin tức mà em có đọc được đề cập tới một sự việc đau lòng về bé gái 2 tuổi sặc trà sữa và ho, rửa sạch 3 ống đờm từ phế nang, tin này khá hot nên khi đăng tải được cư dân mạng bàn tán khá sôi nổi.
Chính bản thân em cũng cảm thấy thật đáng sợ vì đây cũng là món thức uống mà mình yêu thích bấy lâu nhưng không nghĩ câu chuyện đau lòng này lại xảy đến với một đứa bé chỉ mới 2 tuổi, đường thở còn kém như này. Trong video được chia sẻ có ghi lại cảnh bé gái ngồi trên giường bệnh chờ Bác sĩ thăm khám. Bậc làm cha làm mẹ ai thấy mà không xót xa.
Bé gái 2 tuổi bị sặc trà sữa và ho dai dẳng không dứt đang được thăm khám - Ảnh: new.qq
Theo những gì mà bố mẹ cháu bé có chia sẻ lại thì cách đây nửa năm, em bé này đã từng bị sặc khi uống trà sữa trân châu, từ đó cháu bị ho khi ăn đồ cứng. Một tháng trở lại đây, tình trạng ho của bé ngày càng nghiêm trọng hơn nên bố mẹ em đã quyết định đưa đến Bệnh viện địa phương để thăm khám và điều trị.
Sau khi nhập viện, các Bác sĩ đã kiểm tra cho bé và nghi ngờ có thể có dị vật trong phế quản. Hình ảnh chụp CT ngực của bệnh nhi cho thấy niêm mạc khí quản của bé rất thô ráp, sưng đỏ rõ ràng, có một lượng lớn dịch tiết nhớt trắng ở nhánh giữa của phổi phải.
Để không làm chậm thời gian điều trị, Bác sĩ đã tiến hành rửa phế quản phế quản của bé cùng lúc với quá trình kiểm tra, nhưng một điều bất ngờ là Bác sĩ đã rửa sạch tới 3 ống đờm đặc quánh. Sau khi xử lý xong, các Bác sĩ cho biết không loại trừ khả năng có liên quan đến cặn bã trong trà sữa mà bé đã uống và gây sặc trước đó.
Hình ảnh chụp CT phổi với phế nang bị tổn thương có thể do cặn trà sữa - Ảnh: new.qq
Tuy việc điều trị của em bé 2 tuổi này đã diễn ra thành công tốt đẹp nhưng tình trạng của bé cũng khiến cư dân mạng tranh luận sôi nổi, nhất là các bậc phụ huynh có con em chạc tuổi bé. Các Bác sĩ cũng đưa ra lời khuyên cho bố mẹ là phải luôn chú ý không cho trẻ ăn những thức ăn như lạc, đậu tránh tình trạng trẻ bị hóc nghẹn gây tắc đường thở.
Các bậc phụ huynh cũng được nhắc nhở rằng, trong trà sữa có chứa các chất bổ sung và tuyệt đối không cho trẻ uống nếu đang trong thời kỳ tăng trưởng và phát triển. Vì nếu uống thức uống này quá nhiều sẽ ảnh hưởng nhất định đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.
Ngoài ra, cần tránh cho trẻ tiếp xúc trân châu, hạt, thạch hay các vật tương tự,...tránh gây ra những nguy hại không đáng có. Nếu vô tình ho sặc sụa thì bố mẹ phải sơ cứu đúng cách và đưa trẻ đến các cơ sở y tế, Bệnh viện gần nhất để thăm khám kịp thời.
Dấu hiệu trẻ bị sặc trà sữa vào phổi, bố mẹ cần phải biết
Các triệu chứng, dấu hiệu trẻ bị sặc trà sữa vào phổi có thể xảy ra trong khi hoặc sau khi trẻ uống trà sữa, cụ thể:
- Trẻ thở khò khè, thở rít, khó thở;
- Ho dai dẳng lâu ngày hoặc nghẹn khi đang uống trà sữa;
- Nôn trong hoặc sau khi uống trà sữa;
- Chán ăn, không buồn ăn sau khi uống trà sữa;
- Thở nhanh, gấp hơn hoặc nghẹt thở trong/sau khi uống trà sữa;
- Sốt nhẹ sau khi uống trà sữa,...
Trẻ bị sặc trà sữa sẽ có các dấu hiệu ho lâu ngày dễ nhận biết mà bố mẹ nên lưu tâm
Các dấu hiệu trẻ sặc trà sữa vào phổi còn được thể hiện qua đặc điểm bên ngoài, bao gồm da hơi xanh, đỏ quanh mắt, chảy nước mắt, nhăn mặt trong/sau khi uống trà sữa,...Điều này cho thấy trẻ rất khó chịu, cần đưa bé đến ngay các Cơ sở y tế để thăm khám kịp thời.
Đối với trẻ lớn hơn, dấu hiệu trẻ bị sặc trà sữa vào phổi còn thể hiện qua việc giọng nói của trẻ thay đổi. Lúc này cần xử trí trước các biện pháp sơ cứu cần thiết trước rồi hãy nhanh chóng đưa trẻ đến các Bệnh viện gần nhất.
Ảnh minh họa. Nguồn: Sohu
Các bậc phụ huynh không được chủ quan với dấu hiệu trẻ bị sặc trà sữa vào phổi dễ gây tắc nghẽn đường thở nguy hiểm, cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám ngay khi đã thực hiện các biện pháp xử lý tại chỗ. Đồng thời cần thực hiện đúng đắn các phương pháp phòng ngừa tình trạng sặc cặn trà sữa, tránh gây ra những sự cố đáng tiếc như bé gái 2 tuổi sặc trà sữa và ho dai dẳng không dứt đến nỗi phải rút tới 3 ống đờm trong phế nang như trên.
>>> Có thể bạn quan tâm:
Trẻ sơ sinh thở mạnh như thế nào là bình thường và bất thường