Nói chung, trẻ sơ sinh mới chào đời chưa mọc răng.
Những chiếc răng đầu tiên sẽ xuất hiện khi bé 6 đến 10 tháng. Tuy nhiên, có những em bé có răng khi mới sinh ra, và người ta cho rằng những em bé này sinh ra miệng đã ngậm ngọc, may mắn vô cùng. Nhưng có thật sự như vậy không, có mẹ nào đã từng nhìn thấy em bé sơ sinh có răng chưa?
Mới đây một đoạn clip được chia sẻ trên mạng xã hội khiến dân tình vô cùng thích thú. Khung cảnh trong phòng sinh rất rõ ràng, và có một em bé mới chào đời được quấn trong chiếc khăn choàng của bệnh viện. Điều thú vị là khi đưa máy quay đến gần, người ta phát hiện ra em bé này có đến hai chiếc răng nhú lên từ hàm dưới. Đoạn video ngắn này là của Nani Utary, Indonesia và được Eris Riswani đăng tải lại. Video lan truyền trên mạng xã hội với lời chú thích: “Kỳ lạ, một em bé sơ sinh đã mọc răng ở Maluku".Trong đoạn lip có thể nghe được tiếng của các nhân viên y tế ồ lên ngạc nhiên, nhiều người cho biết họ đã từng đỡ sinh hàng trăm em bé nhưng lần đầu mới thấy hiện tượng này
Em bé đáng yêu ở Maluku, Indonesia (Ảnh Suara)
Đoạn video về một em bé mọc răng khi mới sinh ra đã nhận được nhiều bình luận khác nhau từ cư dân mạng. Một số thậm chí liên kết sự kiện bất thường này với dấu hiệu của một người may mắn. Cũng có người cho rằng mẹ bổ sung quá nhiều canxi nên trẻ sinh ra đã mọc răng. Có người kể rằng họ từng chứng kiến một em bé mới 2 tuần tuổi cũng mọc răng ở quê nhà. Và em bé này rất nổi tiếng, nhiều người đến thăm để … lấy may mắn. Những người lớn tuổi cho rằng những đứa trẻ sinh ra có răng cực kỳ hiếm, được xem là miệng ngậm ngọc và nhất định sẽ là một người không tầm thường trong tương lai. Họ đưa ra nhiều cái tên vĩ nhân khác nhau, nhưng chẳng có bằng chứng nào thật sự cho thấy rằng những vĩ nhân ấy ngày xưa đã có răng khi chào đời. Đơn giản là vì thời xa xưa chưa có máy quay phim hay chụp ảnh.
Tuy nhiên, theo các bác sĩ nhi khoa, tình trạng này không hẳn là may mắn. Nó được gọi là mọc răng bẩm sinh . Trẻ sơ sinh mọc răng bẩm sinh có kích thước răng nhỏ hơn răng sữa, có màu hơi vàng, không có chân răng và dễ di chuyển. Nói chung, tình trạng này là vô hại đối với em bé và cực kỳ hiếm. Nhưng nó không phải là dấu hiệu của một con người xuất chúng trong tương lai, cách nói “miệng ngậm ngọc” chỉ là một cách ví von vì sự đặc biệt của những em bé này mà thôi.
Ảnh Delbisu
Theo báo cáo từ Alodokter, răng bẩm sinh thường là do vị trí của các tế bào tạo răng quá gần với nướu. Trẻ sơ sinh có khả năng gặp phải tình trạng này nếu có các thành viên trong gia đình cũng đã mọc răng bẩm sinh.
Sự xuất hiện của răng bẩm sinh cũng có thể liên quan đến một số vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như hội chứng Pfeiffer (rối loạn di truyền, mất tế bào gốc (rối loạn bạch cầu) và sứt môi. Dưới đây là một số ảnh hưởng của việc mọc răng bẩm sinh đối với trẻ sơ sinh.
1. Ảnh hưởng đến khả năng bú của bé
Răng bẩm sinh có thể cản trở sự thoải mái của trẻ khi bú mẹ. Một số trẻ sơ sinh mọc răng bẩm sinh thường khó bú đúng khớp.
2 chiếc răng dưới thấy rõ của em bé chào đời ở Bombana, Indonesia vào năm 2020 (Ảnh TLS)
2. Ảnh hưởng đến người mẹ
Răng bẩm sinh cũng là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho việc nuôi con bằng sữa mẹ, bởi đầu ti sẽ bị thương và đau đớn khi bé cố ăn sữa. Tình trạng này có thể gây khó chịu cho người mẹ khi cho con bú.
3. Làm tăng nguy cơ em bé bị nghẹt thở
Vì răng ở trẻ sơ sinh hay răng sơ sinh rất dễ bị xê dịch và rơi ra ngoài, điều này có thể làm tăng nguy cơ nuốt phải răng và khiến bé bị sặc.
Trên thực tế, bản thân trẻ mọc răng bẩm sinh không cần điều trị y tế đặc biệt, miễn là chúng không cản trở quá trình bé ăn sữa và không gây ra các triệu chứng nhất định. Nếu tình trạng này ảnh hưởng mẹ và bé, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ. Đừng quên vệ sinh răng miệng cho trẻ thường xuyên bằng khăn sạch thấm nước.
Nguồn Suara