Nói về hành trình mang thai, đa số chị em chỉ biết mốc thời gian từ 38 đến 40 tuần, tuy nhiên thông qua hình ảnh bụng bầu qua từng tháng, mẹ có thể chia thành ba tam cá nguyệt để dễ dàng theo dõi thai kỳ.
Ngay từ khi có sự xuất hiện của baby, bên cạnh cảm xúc bất ngờ, niềm vui thì chắc hẳn mẹ còn xuất hiện nhiều câu hỏi. Theo đó, thông qua hình ảnh bụng bầu qua từng tháng mẹ cũng sẽ dễ nhận thấy bản thân có nhiều thay đổi, vậy cùng tìm hiểu những điều đặc biệt gì đang đến với chúng ta để không cảm thấy bỡ ngỡ nhé! Theo đó hành trình mang thai thường được các chuyên gia chia thành ba tam cá nguyệt, giúp đo lường các mốc quan trọng của thai nhi trong bụng mẹ. Điều này sẽ hỗ trợ mẹ phân biệt được tình trạng sức khỏe và nhu cầu của bé thay đổi như thế nào mỗi ngày.
Tam cá nguyệt đầu tiên
Về cơ thể
Thông thường cách tính ba tháng đầu của thai kỳ được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng đến tuần 12. Ở giai đoạn này, một số chị em sẽ có cảm giác buồn nôn hay còn được biết là ‘ốm nghén’. Tuy nhiên một số chị em khác có chịu trứng hoàn toàn ngược lại là ‘thèm ăn’ hay một số khác không hề có sự thay đổi gì. Bên cạnh đó, ngực chị em cũng có những thay đổi như mềm và căng hơn, còn tử cung sẽ gây áp lực lên bàng quang khiến chị em phải đi tiểu thường xuyên hơn.
Về cảm xúc
Trong tam cá nguyệt đầu tiên, sự thay đổi hormone có thể khiến chị em cảm thấy thất thường hoặc cáu kỉnh và thường cảm thấy mệt mỏi là điều hết sức bình thường. Do đó, nếu khó chịu điều gì chị em nên chia sẻ về đối tác hoặc bạn thân, bác sĩ chứ không nên giữ trong lòng nhé!
Về em bé của mẹ
Ở giai đoạn này, em bé của bạn chuyển từ trạng thái noãn được thụ tinh thành một bào thai có chiều dài khoảng 6cm ở tuần thứ 12. Vào cuối tam cá nguyệt đầu tiên, tim của bé bắt đầu đập và não, dạ dày và ruột đang phát triển. Có một số vết sưng nhỏ được gọi là 'chồi' nơi cánh tay và chân bắt đầu phát triển.
Những việc nên làm ở tam cá nguyệt đầu tiên
Nên kiểm tra sức khỏe tiền sản trong 3 tháng đầu, với số lượng từ 4 đến 6 tuần, những điều này hoàn toàn linh động và tùy thuộc vào sức khỏe của chị em cùng sự phát triển của thai nhi. Thông qua siêu âm cũng sẽ cho bạn biết liệu bạn có sinh nhiều không (ví dụ: sinh đôi) và có thể giúp ước tính kích thước và ngày dự sinh của em bé, cũng như kiểm tra một số tình trạng sức khỏe.
Tam cá nguyệt thứ 2
Về cơ thể
Tam cá nguyệt thứ 2 bắt đầu từ tuần 13 đến tuần 27, thời điểm này mẹ cảm thấy có năng lượng hơn, tuy nhiên bụng đã có dấu hiệu phát triển rõ rệt hơn. Vào cuối tam cá nguyệt thứ 2, mẹ có thể cảm nhận được những chuyển động của em bé.
Về sức khỏe
Giai đoạn này, mẹ thường cảm nhận những cơn đau lưng do trọng lượng của thai nhi ngày càng lớn, đau đầu, ợ nóng, rạn da, mọc lông không mong muốn ở gần bụng, cánh tay và lưng. Các bà mẹ cũng nhận thấy vòng 1 to và nhạy cảm, cũng như chảy máu nướu răng. Đây cũng là thời điểm các mẹ cần kiểm tra bệnh tiểu đường thai kỳ.
Những việc nên làm ở tam cá nguyệt thứ 2
Thời điểm này mẹ nên thăm khám bác sĩ sản khoa 6 tuần một lần, cho đến tuần thứ 27. Các mẹ nên lựa chọn các dịch vụ chăm sóc trước khi sinh bao gồm tư vấn phụ khoa, phân tích nước tiểu, siêu âm và quét dị thường, xét nghiệm máu cũng như tư vấn về vật lý trị liệu và chuyên gia dinh dưỡng.
Tam cá nguyệt thứ 3
Về cơ thể và sức khỏe
Giai đoạn này được tính từ tuần thứ 28 cho đến ngày dự sinh, baby ở giai đoạn cuối thai kỳ đã có những thay đổi rõ rệt và sẽ sớm ra đời. Thời điểm này một số mẹ có thể gặp tình trạng chân bị phù, đi tiểu thường xuyên, khó đứng dậy và đi lại, đau lưng, mất ngủ, ngực chảy xệ, khó chịu ở xương chậu và mệt mỏi.
Số lượt thăm khám với bác sĩ sản khoa tăng lên đến 1 lần/1 tuần cho đến khi sinh nở. Thời điểm này các mẹ nên khám và xét nghiệm NST, siêu âm, xét nghiệm máu và tư vấn với bác sĩ nhi khoa và chuyên gia dinh dưỡng. Nếu có chảy máu âm đạo trong tam cá nguyệt này, cần liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.
Thông qua hình ảnh bụng bầu qua từng tháng có thể thấy trong giai đoạn gần sinh các mẹ sẽ cảm thấy thai nhi đang phát triển đạp và lăn nhiều hơn trong bụng. Các cơn co thắt Braxton-Hicks cũng diễn ra mạnh với mức độ thường xuyên hơn. Khi Tam cá nguyệt thứ ba sắp kết thúc có thể gây khó chịu cho các bà mẹ, đặc biệt là những người mang song thai hoặc sinh ba.
Thông tin tham khảo:
https://www.pregnancybirthbaby.org.au/first-trimester
https://www.daytoday.health/blog/understanding-pregnancy-journey-a-look-into-trimesters