Sản phụ không qua khỏi vì từ chối các phương pháp điều trị bằng y tế. Bà tin rằng mình bị “dính” một loại bùa chú nào đó chứ không tin rằng mình có bệnh trong người.

Kể các mẹ nghe, hồi xưa em đọc cái tin em bé đá – stone baby ở trong bụng mẹ suốt 40 năm. Mà có thật nha các mẹ, bà cụ mang thai đá trong bụng 4 thập kỷ không hề hay biết. Cho đến khi bà được 82 tuổi và cảm thấy đau bụng không chịu nổi mới đi khám. Bác sĩ chụp cắt lớp thấy là có một khối bào thai đã hình thành đầy đủ nhưng hóa đá. Sau phẫu thuật thì cụ bà cũng đã khỏe mạnh lại, nhưng biết rằng mình đã mang thai 40 năm và đứa con chưa từng có cơ hội được biết tới, có lẽ cũng là một trải nghiệm khá lạ lẫm, đúng không các mẹ?

Bây giờ y học đã hiện đại hơn, những hiện tượng như thai trong thai hay em bé đá đã có thể phát hiện trong thai kỳ. Nhưng mới đây, một sản phụ 50 tuổi đã không qua khỏi vì lý do cực kỳ khó tin. Bà bị suy dinh dưỡng vì bào thai 9 tuổi trong bụng mình, bà từ chối điều trị dù đang sống ở nơi có nền y học tiên tiến bậc nhất thế giới.

Em đọc trên Dailymail thì một người phụ nữ 50 tuổi đã đến gặp các bác sĩ ở New York (Mỹ) và phàn nàn về chứng đau bụng, khó tiêu và có tiếng ục ục sau khi ăn. Người phụ nữ gốc Congo, mới nhập cư và đã trải qua 8 lần sinh nở.

hình ảnh

Ảnh DM

Các bản chụp cắt lớp cho thấy người phụ nữ 50 tuổi có một 'em bé đá' - một bào thai bị vôi hóa - đã nén ruột của bà. Trước đây, người phụ nữ này đã mang thai nhưng thai nhi ngoài tử cung. Vì mang thai ngoài tử cung nên thai nhi thiếu nguồn cung cấp m.áu, đến 28 tuần tuổi thì thai ngừng phát triển và bị vôi hóa. Nếu sống sót, đây sẽ là đứa con thứ 9 của người phụ nữ này. Bà cảm thấy khó chịu kéo dài là vì thai nhi hóa đá chèn vào ruột.

Đây là hiện tượng hiếm gặp, chỉ được ghi nhận chưa đến 300 trường hợp trên toàn thế giới. Nó ra khi bào thai đang phát triển bỗng dừng phát triển trong thai kỳ và không được đưa ra ngoài. Đây là một trong nhiều biến chứng khi mang thai có ảnh hưởng nghiêm trọng lâu dài đến sức khỏe của người mẹ.

“Sản phụ” từ chối điều trị, nói rằng bà tin rằng tình trạng sức khỏe của mình có liên quan đến một 'bùa chú' mà ai đó đã yểm lên bà ở Châu Phi. Người phụ nữ giấu tên đã mang thai trong 9 năm.  Sau khi sang Mỹ định cư, người mẹ được đề nghị phẫu thuật nhưng bà kiên quyết từ chối.  Cuối cùng bà không qua khỏi vì vì suy dinh dưỡng, bào thai hóa đá đã chặn ruột non của bà. Điều này gây ra tắc nghẽn, nghĩa là cơ thể “sản phụ” không còn khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng, dẫn đến tình trạng đói và suy dinh dưỡng.

hình ảnh

Ảnh DM

Tiến sĩ Waseem Sous, một chuyên gia nội khoa tại Đại học Y khoa SUNY Upstate, đã báo cáo trường hợp này trên tạp chí Sản khoa Hoa Kỳ. Ông cho biết bệnh nhân từ chối can thiệp do sợ phẫu thuật. Ông cho biết bào thai đã phát triển chi trên, xương và thậm chí cả móng tay, nghĩa là nó có thể tiếp tục phát triển trong nhiều tháng khi ở trong bụng mẹ.

Thai nhi - lẽ ra là đứa con thứ 9 của người phụ nữ - đã ngừng phát triển sau 28 tuần. Nhưng thay vì bị sảy thai, bà lại mắc phải căn bệnh gọi là lithopedion. Tình trạng này xảy ra khi thai hình thành trong ổ bụng thay vì t.ử cung. Thay vì để bào thai rữa bên trong bụng và khiến người mẹ có khả năng bị nhiễm trùng, cơ thể của người mẹ sẽ “ướp” nó. Vôi hóa về cơ bản là sự tích tụ muối mà cơ thể con người sử dụng như một rào cản chống lại khả năng nhiễm trùng.

Trong trường hợp bị lithopedion, lượng m.áu cung cấp cho em bé không đủ, khiến thai bị hỏng. Cơ thể cũng không thể trục xuất thai nhi, dẫn đến các biến chứng thai kỳ. Tình trạng này mới chỉ được ghi nhận 290 lần, trong đó lần đầu tiên xảy ra ở Pháp vào năm 1582. Một số bà mẹ báo cáo các triệu chứng nghiêm trọng, nhưng những người khác có thể sống hàng chục năm mà không phải chịu bất kỳ dấu hiệu khó chịu nào.

hình ảnh

Ảnh DM

Câu chuyện của bản thân người mẹ từ chối điều trị y tế cũng là một câu chuyện buồn. Bà chuyển từ Congo đến Burundi và sau đó là Tanzania. Bà có tám người con, được sinh nở tự nhiên. Ba người không qua khỏi sau khi chào đời. Trong lần mang thai thứ chín, bà đã đến phòng khám của bác sĩ tại địa phương sau khi nhận thấy rằng em bé không còn cử động nữa. Các bác sĩ ở đó nói với bà rằng em bé không có nhịp tim và khuyên bà nên cố gắng vượt qua một cách tự nhiên tại nhà và nếu điều này không hiệu quả, hãy quay lại sau hai tuần. Bà làm theo hướng dẫn, nhưng khi quay lại phòng khám, bà bị những người bên ngoài cho rằng bà đang cố gắng không cho đứa bé sống. Điều này khiến người mẹ vội vã về nhà và cầu nguyện, trước khi quyết định rằng bà sẽ không tìm kiếm sự trợ giúp y tế.

Sau đó, bà mang thai nhi đã không qua khỏi trong chín năm và không liên lạc với y tế cho đến khi kiểm tra sức khỏe tại Hoa Kỳ, theo diện định cư.

Các bác sĩ cho biết khi đến khám, bà cho biết mình không sợ gì cả nhưng không sẵn sàng cho cuộc phẫu thuật. Mất nhiều thời gian, các bác sĩ cuối cùng đã thuyết phục được bà dùng kháng sinh để giảm đau dạ dày. Nhưng bà cứ từ chối phẫu thuật. Ở một cuộc hẹn khác, bà nói trong tâm tưởng bà không cho phép điều đó. Bà đã mất quá nhiều niềm tin về y tế.

Khoảng 14 tháng sau khi đến Mỹ, bà không qua khỏi, có lẽ giấc mơ Mỹ cũng tan tành.