Muốn làm giàu chỉ có cách duy nhất là tiết kiệm rồi sau đó mới tính đến chuyện đem số tiền đó đi đầu tư những đâu, để tiền sinh ra tiền, nhưng làm sao tiết kiệm giữa thời bão giá này đây?
Trước muốn tiết kiệm dễ lắm, cứ ăn mì gói, ăn trứng, ăn cơm là được. Còn giờ đây, trứng cũng tăng giá, rồi bữa em đọc báo nghe đâu gạo cũng sắp tăng. Nay đến mì gói tăng theo rồi buồn luôn.
Theo bài đăng trên trang Zing News chia sẻ, mì gói được xem là món ăn ưa chuộng ở Indonesia vì tính tiện lợi và giá cả phải chăng. Tuy nhiên, trước sức ép lạm phát toàn cầu, theo dự báo, giá mì gói có thể tăng cao.
Người dân Indonesia lo lắng sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho việc ăn uống và trong đó có cả món mì gói mà họ yêu thích. Ở nước này, nhắc tới mì gói, người ta sẽ nghĩ đến mì Indomie nổi tiếng của Singapore với hương vị đa dạng và giá cả phải chăng, từ lâu loại mì này chiếm trọn cảm tình của nhiều người dân nước này.
Theo thống kê, tính riêng trong năm 2021, nhu cầu mì gói của Indonesia đạt 13,27 tỷ suất, chỉ đứng sau Trung Quốc. Song nếu giá mì gói tăng cao có thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của người dân nước này.
Được biết, giá lúa mì được dùng để sản xuất mì gói đã bắt đầu tăng mạnh, cao hơn 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Nga và Ukraine là một trong những quốc gia xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 29% tổng lượng lúa mì xuất khẩu trên toàn cầu.
Vì tình trạng gián đoạn có liên quan đến dịch bệnh làm giảm sản lương cung ứng cùng với nạn hạn hán mà giá lương thực trở nên đắt đỏ.
Chưa hết, hồi giữa tháng 5/2022 vừa rồi, Ấn Độ đưa ra lệnh cấm xuất khẩu lúa mì sau khi giá ngũ cốc trong nước tăng vọt và nó là nước sản xuất lúa mì lớn thứ 2 thế giới, nhu cầu xuất khẩu của nước này đột nhiên tăng lên nhiều khi nguồn cung của khu vực Biển Đen sụt giảm do xung đột giữa Nga và Ukraine. Điều này càng khiến giá lúa mì nâng lên cao nữa và không còn nước nào có thể cung cấp lượng lớn lúa mì thay thế.
Tại Indonesia, thuế giá trị gia tăng bắt đầu tăng từ tháng 4/2022 đẩy giá các mặt hàng bán lẻ lên cao, nhưng hiện tại giá của hãng sản xuất mì gói nổi tiếng vẫn giữ nguyên. Dù vậy, trong tương lai không xa, giá lúa mì tăng cao, người tiêu dùng cùng với nhà chức trách sẽ bắt đầu đổ dồn sự chú ý vào giá của sản phẩm mì gói và rất có thể nó sẽ tăng giá.
Bất chấp mọi khó khăn do dịch bệnh, công ty sản xuất mì gói này vẫn đạt lợi nhuận vượt mức kỷ lục trong vòng 10 năm qua vì đó là sự lựa chọn dễ dàng và tiện lợi cho người bị mắc kẹt tại nhà giữa các lệnh phong tỏa. Trước đó, khi được hỏi về việc có tăng giá bán hay không, chủ công ty sản xuất này cho hay họ sẽ cân nhắc giữa giá nguyên liệu, thành phần, tình hình kinh tế và sức mua của người tiêu dùng.
Nếu như giá mì gói tăng cao, người dân tất yếu sẽ thay đổi hành vi tiêu dùng. Chẳng hạn như ngày trước mỗi tuần ăn 3 – 4 lần mì gói, thì giờ đây có thể sẽ phải giảm xuống còn 1 – 2 lần/tuần.
Các nước trên thế giới đang đau đầu với vấn nạn lạm phát leo thang và Indonesia cũng không ngoại lệ, nhiều người ý kiến rằng nhà chức trách nên ban hành lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ, song nó đã bị rút lại sau 3 tuần ban hành. Theo Chủ tịch Viện Nghiên cứu Tài nguyên Thiên nhiên Nhật Bản cho rằng tương lai khi giá tăng, các biện pháp bảo hộ sẽ lan rộng sang nhiều quốc gia và những mặt hàng khác nhau, tạo nên vòng xoáy nguy hiểm thúc đẩy lạm phát toàn cầu lên cao.
Thiệt là lo lắng quá đi ạ, với tình hình như thế này, nếu các nhà chức trách không kịp thời kiểm soát và điều chỉnh thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân.