"Mẹ cháu ngày nào cũng bảo bận nhưng có làm gì đâu ngoài việc nằm bấm điện thoại trên ghế sô pha. Ăn xong không biết rửa bát, ngày nào cũng tiêu tiền, mua nhiều thứ vô bổ. Mẹ cháu thậm chí còn chẳng làm việc nhà, cứ việc để quần áo trong máy giặt”
Giáo dục gia đình đóng vai trò quan trọng hàng đầu, thậm chí quyết định tương lai trẻ. Nhưng đôi khi những mâu thuẫn gia đình ảnh hưởng giáo dục trẻ, đặc biệt là mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu. Không có giáo dục nếu không có tình yêu thương.Từ quan điểm này, truyền cho trẻ em tình yêu thương và chăm sóc trẻ em bằng tình yêu thương là nền tảng của giáo dục gia đình. Gần đây, ghi chú của một nhà tâm lý học trên mạng xã hội đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng.
Ảnh Read01
Một ngày, trên chuyến xe buýt, nhà tâm lý học bỗng chú ý đến cuộc trò chuyện giữa một người phụ nữ lớn tuổi và một bé trai khoảng 6,7 tuổi. Ông chăm chú lắng nghe, thì ra là bà nội và cháu trai. Trên suốt quãng đường, người bà liên tục nói những điều không tốt về con dâu, tức là mẹ của cháu bé. Những người nhàn rỗi trên xe buýt vờ nhắm mắt ngủ, đọc báo, kỳ thực lỗ tai cũng hóng câu chuyện này. Thói xấu của người qua đường là đi nhiều chuyện những việc không phải của mình, nhưng chuyện mẹ chồng con dâu chưa bao giờ cũ. Vả chăng, bà cụ cũng đâu cần giữ ý tứ gì mà cứ oang oang trên xe buýt:
"Mẹ cháu ngày nào cũng bảo bận nhưng có làm gì đâu ngoài việc nằm bấm điện thoại trên ghế sô pha. Ăn xong không biết rửa bát, ngày nào cũng tiêu tiền, mua nhiều thứ vô bổ. Mẹ cháu thậm chí còn chẳng làm việc nhà, cứ việc để quần áo trong máy giặt”
Cứ tưởng cậu bé chỉ lắng nghe cho có lệ, chẳng ngờ nghe được một lúc, cậu bé hỏi bà nội: “Bà ơi, mẹ cháu có phải xin tiền tiêu vặt bà không?”.
Bà nội trả lời: "Không, mẹ cháu đi làm và được trả lương”
Thằng nhỏ lại hỏi: "Bố không làm việc nhà, sao bà không nói bố lười?"
Bà nội nói: "Làm việc nhà là việc của đàn bà. Đàn ông đều làm việc lớn. Làm sao bố cháu có thể làm việc nhà được?".
Cậu bé lại hỏi: "Bà ơi, mẹ có điều gì thì bà phải nói cho mẹ cháu biết chứ!”
Bà nội nói: "Đứa nhỏ ngớ ngẩn, những lời này sao có thể nói cho mẹ cháu biết chứ?”
Cậu bé nói tiếp: "Mẹ nói, ai cũng là một phần của gia đình, ai cũng phải đảm đương nhiệm vụ gia đình. Dù còn rất nhỏ nhưng cháu cũng phải đảm đương việc nhà. Đó mới là gia đình. Mẹ cháu còn nói rằng điều quan trọng nhất của đạo làm người là phải trung thực. Điều gì không thể nói trước mặt người khác thì cũng không thể nói sau lưng. Người trong một nhà thì càng không.”
Ảnh minh họa The Paper
Lời đứa trẻ vừa dứt, người bà quay mặt đi ngại ngùng. Những người trên xe đang hóng hớt câu chuyện cũng gật gù. Từ đó trên suốt quãng đường còn lại của hai bà cháu, tuyệt nhiên không nghe một lời phàn nàn nào từ người bà nữa. Riêng nhà tâm lý đi cùng chuyến xe lại cảm thấy người vắng mặt trong câu chuyện này – mẹ của cậu bé – thực sự là người phụ nữ đáng nể, biết cách giáo dục con trẻ, không để mâu thuẫn gia đình ảnh hưởng đến cách dạy con. Quả thực, những gì mẹ của đứa trẻ nói là đúng. Người lớn không nên cho rằng trẻ còn nhỏ mà bày tỏ quan điểm một cách vô nguyên tắc, điều này có khả năng ảnh hưởng đến nhận thức của trẻ. Đứa trẻ là tấm gương soi rọi hình ảnh của chính người lớn, cha mẹ dạy con trở thành một người lịch thiệp, ngay thẳng, thì bản thân cha mẹ cũng phải làm gương. Lời nói và việc làm của cha mẹ là rất quan trọng. Vì vậy, vì tương lai của trẻ, xin đừng nói xấu người khác trước mặt trẻ. Nhà thơ người Ý Dante đã nói: "Nếu hạt giống của cây thông trắng rơi trong các khe đá ở Anh, nó sẽ chỉ mọc thành một cây nhỏ rất ngắn; nhưng nếu nó được trồng ở vùng đất màu mỡ của phương nam, nó sẽ phát triển. thành một cây lớn. ". Điều này đặc biệt nhấn mạnh vai trò của môi trường tăng trưởng
Vậy, các mẹ nên giải quyết thế nào trong trường hợp như trên?
Trước hết, các mẹ phải nhìn nhận vấn đề này một cách lý trí. Xét cho cùng, pháp luật không quy định người già phải có nghĩa vụ giúp đỡ con trông cháu, dù thế nào đi nữa thì cũng nên có tấm lòng biết ơn. Các mẹ nên nhận biết rõ điều này, tuy mẹ chồng giúp chăm con nhưng bản thân mình mới là người dạy con thực sự.
Ảnh Freednews
Nếu chính tai nghe được những lời của người lớn tuổi với con, hãy lựa lúc không có trẻ để hỏi và giải thích nếu có hiểu lầm. Nếu chỉ là tin đồn hay suy đoán thì không nên hấp tấp. Hãy chia sẻ điều này với các ông bố, để không trong lúc lời qua tiếng lại với mẹ chồng thì lại nảy sinh mâu thuẫn mới. Nếu người lớn vẫn không thay đổi thì đã đến lúc mẹ nên tính đến một người khác giúp chăm sóc con, kẻo hành vi của người già sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển khỏe mạnh của trẻ.
Cha mẹ là người thầy đầu tiên của trẻ, và sự trưởng thành của trẻ chỉ có một lần. Muốn con mình trở thành người như thế nào thì trước hết cha mẹ phải làm gương cho con, ngăn chặn kịp thời mọi hành vi gây tổn thương cho trẻ.
Nguồn Sohu