Từ trước đến nay, ai cũng cho rằng chỉ việc chi tiêu ở thành phố mới đắt đỏ còn ở vùng quê thì lại rẻ hơn rất nhiều. Vậy nhưng, mới đây, một bà mẹ 4 con cho biết gia đình mình dù sống ở quê nhưng chi tiêu hàng tháng lên đến 50 triệu khiến dân tình hoang mang khó hiểu.
Thông tin này sau đó đã được báo chí đăng tải, mình chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây cho mọi người cùng biết nhé!
Cụ thể, người mẹ 4 con này chính là chủ kênh Tiktok Đào Huyền. Chị đã chia sẻ về ghi chép chi tiêu của gia đình mình trong một tháng và gây bất ngờ khi con số tổng lên tới 50 triệu.
Theo chị Huyền cho biết, gia đình có 4 con nhỏ nên nhìn chung chi phí sẽ nhỉnh hơn so với nhiều gia đình khác. Tuy nhiên với bảng chi tiêu này thì liệu có khiến những người mơ ước bỏ phố về quê "vỡ mộng".
Bảng chi tiêu 1 tháng của mẹ 4 con này cụ thể như sau:
1. Tiền ăn uống cả nhà (đưa mẹ chồng): 8 triệu
2. Tiền học 2 bé lớn: 2 triệu
3. Tiền sữa + bỉm bé nhỏ: 2 triệu
4. Quà bánh cho con: 2 triệu
5. Thắp hương, cúng lễ: 500.000 đến 1 triệu
6. Đi lại: 1 triệu
7. Mua sách: 1 triệu
8. Quần áo: 1,5 triệu
9. Đầu tư công việc: 1 triệu đến 2 triệu
10. Đưa gia đình đi chơi: 3 triệu
11. Điện + nước + mạng: 2 triệu
Danh sách chi tiêu trong gia đình của bà mẹ 4 con, ảnh: PNS
Tổng chi phí cho cả gia đình trong một tháng là 24 triệu chưa tính các chi phí phát sinh, tiền hiếu hỉ. Vậy vì sao con số tổng lại lên đến 50 triệu? Sau khi ghi chép đầy đủ chi phí cho gia đình thì bà mẹ 4 con này có ghi thêm một khoản chi từ 10 triệu cho đến 30 triệu với nội dung đầu tư học phát triển bản thân.
Nếu không tính khoản này thì 24 triệu/tháng với một gia đình đông thành viên như vậy không phải là chi phí quá cao. Hạn mức của tiền ăn hàng tháng cũng chỉ 8 triệu, tiền sữa bỉm của bạn nhỏ cũng chỉ 2 triệu.
Ở phần đầu tư học phát triển bản thân, bà mẹ 4 con không chia sẻ rõ ràng là đầu tư như thế nào mà lại có hạn mức nhiều hơn cả tổng chi phí cho cả gia đình. Tuy nhiên, dù là học cái gì thì việc chi ra 50% tổng chi phí cả tháng của cả gia đình để đầu tư riêng cho bản thân vẫn là việc nên cân nhắc lại.
Nếu không tính đến khoản đầu tư phát triển bản thân mà mẹ 4 con này đã viết ở cuối bảng chi tiêu thì việc chi tiêu 24 triệu/tháng cho cả gia đình có 4 con nhỏ ở quê liệu đã hợp lý chưa? Có nên cắt giảm ở đâu nữa không?
Mời bà con đọc thêm thông tin: Cách hay giúp tiết kiệm tiền chi tiêu trong gia đình
1. Có kế hoạch chi tiêu cho từng thành viên hoặc từng khoản chi tiêu cần sử dụng
Việc thiết lập hoạt động này sẽ giúp bạn phân bổ rõ định mức sử dụng phù hợp cho từng thành viên và kiểm soát nguồn tài chính hàng tháng trong gia đình. Ví dụ như:
Hộp chi tiêu hàng ngày (55%): Dành cho các khoản chi tiêu cần thiết hàng ngày, như: tiền ăn, tiền điện, tiền nước, tiền đi lại, tiền thuê nhà và các khoản chi phí sinh hoạt khác.
Hộp tiết kiệm (10%): Dành cho việc tiết kiệm, đầu tư hoặc dự phòng khẩn cấp - giúp bạn đối phó với những tình huống bất ngờ và giảm thiểu rủi ro tài chính.
Hộp giáo dục và phát triển bản thân (10%): Dành cho việc học tập, nâng cao kỹ năng như: tham gia khóa học, đọc sách và các hoạt động giúp các thành viên phát triển bản thân.
Hộp giải trí (10%): Dành cho các hoạt động giải trí như xem phim, du lịch, mua sắm và các hoạt động giúp bạn thư giãn, xả stress.
Hộp quà tặng và từ thiện (10%): Dành cho việc mua quà tặng, từ thiện hoặc ủng hộ người thân, bạn bè và cộng đồng. Việc này giúp bạn thể hiện lòng nhân ái và duy trì mối quan hệ xã hội.
Hộp chi tiêu lớn (5%): Dành cho các khoản chi tiêu lớn như: mua nhà, mua xe, sửa chữa, nâng cấp đồ đạc hoặc chuẩn bị cho các sự kiện lớn trong cuộc sống.
2. Áp dụng quy tắc 50:30:20
Quy tắc 50:30:20 là một cách tiết kiệm tiền hiệu quả cho gia đình phổ biến hiện nay. Để áp dụng quy tắc này, bạn cần chia nguồn thu nhập hàng tháng của mình thành 3 phần chính như sau:
Chi tiêu cần thiết (50%): Được sử dụng cho các khoản chi tiêu cần thiết như: tiền nhà, điện nước, thực phẩm, học phí, bảo hiểm và chi phí y tế. Hãy lập danh sách các khoản chi tiêu cụ thể và theo dõi chúng định kỳ để đảm bảo không vượt quá ngưỡng 50%.
Chi tiêu cá nhân (30%): Được dành cho các chi tiêu cá nhân và giải trí như du lịch, ăn uống, mua sắm… theo sở thích và các hoạt động giải trí khác. Việc giữ ổn định tỷ lệ chi tiêu cá nhân giúp bạn có thể tận hưởng cuộc sống mà không làm ảnh hưởng đến tài chính chung trong gia đình.
Tiết kiệm, đầu tư hoặc trả nợ (20%): Bạn có thể chia đều tỷ lệ giữa việc tiết kiệm, trả nợ và đầu tư; hoặc ưu tiên một trong 3 mục đích tuỳ theo nhu cầu của gia đình.
Ví dụ: Nếu bạn đang trong giai đoạn phải trả nợ thì có thể giảm tỷ lệ chi tiêu cá nhân xuống còn 20% và dành 30% thu nhập để trả nợ.
3. Từ bỏ thói quen mua sắm không cần thiết
Các chuyên gia tài chính đưa ra lời khuyên chỉ nên dành tối đa 5% thu nhập để mua sắm. Việc hạn định số tiền mua sắm khiến bạn cân nhắc kỹ lưỡng hơn trước khi mua thứ gì đó cũng như hình thành thói quen mua sắm tiết kiệm, hợp lý.
Theo đó, thay vì chi tiền theo cảm hứng nhất thời hay xu hướng phổ biến, bạn cần ưu tiên chọn mua những món đồ có tính ứng dụng cao, cần thiết nhất cho đời sống. Đây chính là cách tiết kiệm tiền hiệu quả, giúp bạn giảm bớt chi tiêu hàng tháng.
4. Tận dụng các chương trình khuyến mãi
Các cửa hàng, siêu thị thường xuyên đưa ra các chương trình khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng tham gia. Hãy tận dụng các chương trình khuyến mãi này, bạn sẽ có cơ hội mua sắm với chi phí thấp và tiết kiệm được nhiều tiền hơn cho gia đình.
Tuy nhiên, bạn cần đọc kỹ các điều kiện của chương trình khuyến mãi trước khi quyết định mua hàng. Nếu không, bạn có thể mua phải những sản phẩm không cần thiết hoặc bị lừa đảo.
5. Tái sử dụng triệt để
Một trong những cách cách tiết kiệm tiền hiệu quả cho gia đình được rất nhiều người áp dụng chính là tái sử dụng triệt để các vật dụng có sẵn.
Việc này không chỉ giúp bạn tiết kiệm tiền mà còn hạn chế lượng rác thải ra, góp phần bảo vệ môi trường trong xanh. Bạn có thể tái sử dụng các vật dụng như lon, chai, túi nilon, giấy báo, quần áo, túi xách… để sáng tạo ra những món đồ dùng mới cho gia đình.