Việc chăm sóc răng miệng trong thời gian thai kỳ được nhiều mẹ chú ý. Trong đó, mẹ cũng thắc mắc là bà bầu lấy cao răng được không?
𝐂𝐚𝐨 𝐫𝐚̆𝐧𝐠 𝐥𝐚̀ 𝐠𝐢̀?
Cao răng hay vôi răng là những mảng bám tích tụ tại thân răng và vùng dưới nướu. Cao răng thực chất là các mảng cặn cứng xuất phát từ muối vô cơ có tên là canxi cacbonat hoặc phosphate, hoặc những cặn mềm đến từ mảnh vụn thực ăn và các khoáng chất trong miệng.
Cao răng xem là nơi “trú ẩn” lý tưởng của nhiều loại vi khuẩn gây hại - “thủ phạm” chính - dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm về răng miệng như: sâu răng, chảy máu chân răng, viêm nướu… Trong một số trường hợp, cao răng còn được xem là tác nhân gây các bệnh về máu, tim mạch…
Nếu như cao răng tồn tại dưới dạng cao răng huyết thanh thì chứng tỏ tình trạng răng miệng của người bệnh đang ở mức nguy hiểm.
𝐀̉𝐧𝐡 𝐡𝐮̛𝐨̛̉𝐧𝐠 𝐜𝐚𝐨 𝐫𝐚̆𝐧𝐠 đ𝐨̂́𝐢 𝐯𝐨̛́𝐢 𝐬𝐮̛́𝐜 𝐤𝐡𝐨̉𝐞 𝐛𝐚̀ 𝐛𝐚̂̀𝐮 𝐯𝐚̀ 𝐭𝐡𝐚𝐢 𝐧𝐡𝐢
Vậy thì 𝐛𝐚̀ 𝐛𝐚̂̀𝐮 𝐥𝐚̂́𝐲 𝐜𝐚𝐨 𝐫𝐚̆𝐧𝐠 đ𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠, còn nếu không lấy cao răng thì có ảnh hưởng tới sức khỏe thai kỳ hay không. Trước tiên thì mẹ cần lưu ý rằng, cao răng là nơi sống của nhiều loại vi khuẩn không tốt cho sức khỏe răng miệng. Độc tố của vi khuẩn trong cao răng có thể gây ra viêm lợi, chảy máu răng, miệng có mùi hôi, tăng nguy cơ sâu răng, viêm nha chu…
Biểu hiện ra có thể gây tiêu xương răng, bà bầu dễ bị đau, ê buốt khi ăn uống, răng có thể bị lung lay hoặc rụng… Cao răng còn có thể gây ra chứng viêm tủy ngược dòng nữa. Sức khỏe răng miệng của người mẹ liên quan mật thiết tới sức khỏe của thai nhi trong thai kỳ.
Cụ thể là nếu như bà bầu bị sâu răng, viêm nha chu thì sẽ tăng nguy cơ sảy thai, sinh non lên gấp 2-3 lần. Mẹ sẽ dễ bị tiền sản giật, con sinh ra nhẹ cân… Nếu mẹ bị viêm lợi thì lượng canxi hấp thụ từ mẹ bị giảm sút, sau đó ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
𝐁𝐚̀ 𝐛𝐚̂̀𝐮 𝐥𝐚̂́𝐲 𝐜𝐚𝐨 𝐫𝐚̆𝐧𝐠 đ𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠?
Hiểu được ảnh hưởng của cao răng đối với sức khỏe của bà bầu và thai nhi, thì 𝐛𝐚̀ 𝐛𝐚̂̀𝐮 𝐥𝐚̂́𝐲 𝐜𝐚𝐨 𝐫𝐚̆𝐧𝐠 đ𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠?
Thông thường thì lấy cao răng đơn giản là quá trình bác sĩ sử dụng kỹ thuật y khoa để loại bỏ mảng bám chân răng, giúp răng sạch và tránh được các bệnh liên quan tới răng miệng. Lấy cao răng thao tác dễ dàng và nhanh chóng, không sử dụng các loại thuốc gây tê, gây mê hay giảm đu nên không gây ra ảnh hưởng xấu đến mẹ bầu và thai nhi. Do vậy thì câu trả lời là mẹ vẫn có thể lấy cao răng trong thời gian mang thai được nhé.
𝐁𝐚̀ 𝐛𝐚̂̀𝐮 𝐧𝐞̂𝐧 đ𝐢 𝐥𝐚̂́𝐲 𝐜𝐚𝐨 𝐫𝐚̆𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐢 𝐧𝐚̀𝐨?
Mặc dù việc lấy cao răng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ, dù vậy, các chuyên gia khuyên, mẹ bầu chỉ nên đi lấy cao răng trong thời điểm thích hợp, đó là 3 tháng giữa thai kỳ. Bởi đây là thời điểm cả mẹ và thai nhi đều tốt và ổn định. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, mẹ nên đến các phòng khám, cơ sở uy tín - chất lượng để được các bác sĩ chuyên khoa kiểm tra, tư vấn cụ thể trước khi lấy cao răng. Đồng thời, việc này cũng tránh các nguy cơ xấu có thể xảy ra như gặp tai biến hay lây nhiễm chéo các bệnh lý nguy hiểm trong quá trình lấy cao răng.
𝐍𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 đ𝐢𝐞̂̀𝐮 𝐜𝐚̂̀𝐧 𝐥𝐮̛𝐮 𝐲́ 𝐤𝐡𝐢 𝐛𝐚̀ 𝐛𝐚̂̀𝐮 𝐥𝐚̂́𝐲 𝐜𝐚𝐨 𝐫𝐚̆𝐧𝐠
Biết được thời điểm lấy cao răng phù hợp thì bà bầu cũng cần lưu ý một số điều dưới đây:
✅Trao đổi với bác sĩ kỹ càng để hiểu được quy trình lấy cao răng. Cũng như việc mẹ cần cung cấp đầy đủ thông tin về thai kỳ để bác sĩ nắm.
✅Lấy cao răng không nên sử dụng thuốc gây tê, gây mê, thuốc giảm đau để tránh ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
✅Hạn chế việc chụp X quang trong thời gian mang thai.
Ngoài ra thì sau khi lấy cao răng, một số mẹ không quen thì có thể thấy xuất hiện tình trạng ê buốt răng khiến mẹ khó chịu. Lúc này mẹ cần chú ý khâu vệ sinh và chăm sóc nhé. Cụ thể là:
✅Không ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh, tránh làm răng bị ê buốt.
✅Súc miệng bằng nước muối sinh lý để diệt khuẩn và làm sạch miệng. Có thể súc miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
✅Đánh răng nhẹ nhàng, sử dụng bàn chải lông mềm để đánh răng. Thời gian đánh răng không quá 2 phút.
✅Dùng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để loại bỏ thức ăn thừa sau khi ăn.
✅Hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều đường, đồ ăn hoặc đồ uống chứa axit, hạn chế tẩy trắng răng… vì chúng sẽ ảnh hưởng hoặc gây mòn răng.
✅Ăn uống lành mạnh, uống đủ nước để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Ăn sữa chua để cân bằng và tăng lợi khuẩn trong khoang miệng.
Ngoài việc nắm được thông tin việc 𝐛𝐚̀ 𝐛𝐚̂̀𝐮 𝐥𝐚̂́𝐲 𝐜𝐚𝐨 𝐫𝐚̆𝐧𝐠 đ𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠, các mẹ cũng cần quan tâm nhiều hơn tới sức khỏe răng miệng của mình nhé. Đừng quên thực hiện khám nha khoa định kỳ trong suốt thời gian mang thai nhé. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông.