Bà bầu đau bụng gần trên ức là một hiện tượng mà rất phổ biến trong thai kỳ, nhất là trong 3 tháng cuối.

Vậy bà bầu đau bụng trên gần ức có sao không, bà bầu đau bụng dưới tháng cuối là bình thường hay bất thường, bà bầu bị đau nhói bụng bên trái có nguy hiểm không, và đâu là nguyên nhân của tình trạng này, các mẹ cùng tham khảo bài viết này nhé.

Bà bầu đau bụng trên gần ức có nguy hiểm không? 

Không chỉ các cơn đau bụng trên gần ức, mà tình trạng đau bụng nói chung xảy ra khá thường xuyên trong thai kỳ. Ở giai đoạn đầu thai kỳ, đó thường là những cơn đau ở vùng bụng dưới. Tình trạng này biến mất vào khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ. 

nhiều bà bầu đau bụng trên gần ức khi mang thai

Bà bầu đau bụng trên gần ức khi mang thai cần được theo dõi thường xuyên

Sang đến tam cá nguyệt thứ ba, khi tử cung bắt đầu lớn lên nhanh chóng và chèn ép lên các cơ quan khác thì hiện tượng đau bụng sẽ quay lại, và ở giai đoạn này thì khá nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng đau bụng trên. Nhưng liệu bà bầu đau bụng trên gần ức có sao không? 

Thông thường, trong giai đoạn này mẹ sẽ thấy hiện tượng đau bụng đi kèm với các vấn đề khác như ợ chua, da bụng căng ra. Ở các tuần cuối, cơn đau bụng kèm theo các cơn gò Braxton-Hicks sẽ khiến mẹ thêm khó chịu. Tin vui là hầu hết các cơn đau này đều vô hại đối với sức khỏe của mẹ và bé. 

Với câu hỏi bà bầu đau bụng trên gần ức có sao không? câu trả lời là “Có” và đòi hỏi mẹ cần chú ý hoặc phải đến bệnh viện ngay khi thấy đi kèm những dấu hiệu sau đây:

  • Đau kèm theo ngứa
  • Đau bất ngờ và dữ dội
  • Đau kéo dài không dứt
  • Đau tại một điểm cố định
  • Kèm theo sốt, buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Kèm theo chảy máu âm đạo

Nguyên nhân và cách làm dịu khi bà bầu đau bụng trên gần ức

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau bụng trên gần ức. Bà bầu bị đau bụng trên gần ức có sao không còn tùy thuộc vào nguyên nhân. Những nguyên nhân phổ biến nhất cho tình trạng này bao gồm: 

Táo bón

Khi bụng bầu lớn, tử cung chiếm nhiều thể tích hơn và đè ép lên hệ tiêu hóa khiến hoạt động đào thải phân khó khăn hơn. Điều này dễ gây ra hiện tượng táo bón khi mang thai.

táo bón cũng là nguyên nhân khiến bà bầu đau bụng trên ức khi mang thai

Nhiều bà bầu đau bụng trên gần ức khi mang thai do hiện tượng táo bón

Đau bụng trên kèm theo cảm giác căng tức có thể là triệu chứng của tình trạng táo bón nặng. Nếu gặp khó khăn trong việc đi tiêu, mẹ bầu nên hỏi ý kiến của bác sĩ để điều chỉnh chế độ ăn, được kê các loại thuốc hoặc thực phẩm hỗ trợ thích hợp. 

Đầy hơi

Đầy hơi cũng là một nguyên nhân gây đau bụng trên gần ức. Hiện tượng này thường xảy ra sau khi mẹ bầu ăn các loại thực phẩm như rau cải, dưa hấu, hành củ, ngũ cốc, táo, rượu....

Trào ngược

Tình trạng đau bụng trên gần ức kèm theo ợ chua, ợ nóng nhiều khả năng có liên quan đến chứng trào ngược axit dạ dày thường xảy ra ở các mẹ bầu. Thuốc kháng axit dạ dày sẽ giúp ích cho trường hợp này. Ngoài ra, mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn và cân nhắc lượng thực phẩm có tính axit như thịt, các loại hạt, nước ngọt, sản phẩm từ bơ sữa…

Da bị kéo căng

Đây là điều không thể tránh khỏi trong thời gian mang thai. Nhiều mẹ bầu cảm thấy da căng như thể sắp đứt ra. Nếu cơn đau bụng có cảm giác nông, cơn đau ở bên ngoài thì căng da có thể là thủ phạm. Để khắc phục, mẹ bầu có thể áp dụng cách tắm nước ấm và thoa kem dưỡng da. 

Căng cơ

 Các cơ ở vùng bụng phải làm việc khá vất vả trong thai kỳ, nhất là ở những tháng cuối. Mẹ bầu có thể bị đau bụng trên vùng gần ức do cơ bị kéo căng quá mức. Vươn vai là một động tác giúp mẹ thấy phần nào thư giãn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì mẹ cần nghỉ ngơi hoặc gặp bác sĩ. 

Các vấn đề về gan hoặc mật

Đau bụng trên gần ức mà đi kèm ngứa, buồn nôn, nôn mửa, vàng mắt hoặc vàng da thì đó có thể là cảnh báo cho một vấn đề về gan hoặc mật. Nếu không được điều trị thì biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. 

hãy gọi cho bác sĩ khi bà bầu đau bụng trên gần ức quá nghiêm trọng

Bà bầu đau bụng trên gần ức khi mang thai hầu hết không nguy hiểm 

Bài viết trên đây đã trả lời cho câu hỏi bà bầu đau bụng trên gần ức có sao không, khác với bà bầu đau bụng đẻ, bà bầu bị đau bụng trên từng cơn, bà bầu đau bụng dưới bên trái, bà bầu đau bụng bên trái ngang rốn. Trong hầu hết các trường hợp, cơn đau bụng không ảnh hưởng đến sức khỏe. Mẹ bầu sẽ có nhiều cách khác nhau để giảm đau, tùy theo nguyên nhân. Mẹ bầu có thể ghi chú lại danh sách các dấu hiệu bất thường để theo dõi và kịp thời xử trí những cơn đau bụng trên do nguyên nhân bệnh lý. 

Xem thêm bài viết liên quan tại đây:

Bà bầu đau bụng dưới có phải bất thường không?

Nguyên nhân gây đau bụng sau khi ăn cho bà bầu