Em đọc thông tin trên mạng thấy nói ăn mì ăn liền quá 3 lần/tuần sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường và tim mạch, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa đấy ạ. Tuy nhiên, theo như  PGS.BS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia chia sẻ thì chúng ta vẫn có thể kiểm soát được những ảnh hưởng không tốt của mì ăn liền đối với sức khỏe nếu biết cách chế biến đúng.

Nên bỏ đi gói gia vị

Mì ăn liền vốn được chế biến theo phương pháp chiên, tích dầu mỡ dễ gây béo phì, tim mạch, ăn nhiều còn có nguy cơ bị suy dinh dưỡng cao, đặc biệt là mỡ trong gói gia vị cực kỳ không tốt. Bởi vậy  khi nấu các mẹ nên bỏ đi gói dầu gia vị này nếu muốn có thể thêm loại dầu ăn mà gia đình vẫn hay dùng.

hình ảnh

(Hình minh họa - Nguồn: Internet)

Nói không với mì úp

Vì tiết kiệm thời gian, công sức nhiều người cho mì vào tô, thêm nước nóng vào rồi đậy kín vung, khoảng vài phút sau là có mì để ăn rồi. Tuy nhiên, cách làm đúng nhất, giúp loại bỏ phần nào lượng chất béo, những chất dinh dưỡng không tốt ở trong mì, tránh ảnh hưởng sức khỏe là: 

Bước 1: Đun sôi nồi nước rồi cho mì vào chần qua trong 10 giây, sau đó đổ ra rổ cho ráo nước.

Bước 2: Tiếp tục đun nồi nước khác và bỏ mì đã chần sơ vào chế biến như bình thường. 

Lưu ý: Nếu nấu cùng rau, thịt thì mẹ nên nấu chín những nguyên liệu này trước khi cho mì vào.

Nên nấu mì cùng rau xanh

Bác sĩ Lâm từng khuyến cáo: "Mỗi vắt mì nên thêm khoảng 150 gr rau xanh như cải ngọt, súp lơ, cải xanh, giá đỗ... Việc thêm rau vào bữa ăn sẽ làm cho lượng lớn các chất béo được cuốn theo rau ra ngoài cơ thể. Từ đó sẽ hạn chế được thấp nhất những tác hại chính mà vắt mì gây ra".

Ngoài ra, việc thêm rau xanh vào nấu cùng sẽ giúp cho món mì ăn liền ngon hơn, không bị ngán.

hình ảnh

(Hình minh họa - Nguồn: Internet)