Nổi mụn trứng cá khi mang thai được coi là nỗi ám ảnh của nhiều mẹ bầu. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì, và cách loại bỏ mụn trứng cá an toàn, hiệu quả liệu các mẹ đã biết chưa?
Có lẽ trong quãng thanh xuân của mỗi người phụ nữ, thời điểm bầu bí, sinh nở là cơ thể thay đổi nhiều nhất. Tăng cân, mặt mũi nở, da mọc mụn, sạm, nám, rụng tóc, thậm chí thâm cổ, thâm nách... là rất nhiều những điều xấu xí mà chị em phải đối diện.
Trong đó, vấn đề nổi mụn trứng cá khi mang thai là tình trạng không ít chị em gặp phải và đau đầu tìm cách giải quyết an toàn và hiệu quả để không ảnh hưởng đến thai kỳ. Đừng chần chờ gì nữa, hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu thêm một vài thông tin về loại mụn này đồng thời tìm ra cho mình cách trị mụn để mẹ bầu nhanh chóng lấy lại vẻ ngoài tươi tắn, rạng rỡ.
Nguyên nhân gây nổi mụn trứng cá khi mang thai
Theo các chuyên gia da liễu Mỹ, hơn 90% phụ nữ có những thay đổi về da khi mang thai, điều này có thể ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của chị em. Các tình trạng da liên quan đến thai kỳ thường xảy ra trong hoặc sau khi sinh con.
Trước khi lựa chọn cách trị mụn trứng cá phù hợp, các mẹ bầu nên bắt đầu tìm hiểu về những nguyên nhân gây ra tình trạng này:
1. Thay đổi nội tiết tố
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng nổi mụn trứng cá khi mang thai
Theo đó, khi mang thai, sự gia tăng hormone của cơ thể trong giai đoạn đầu của thai kỳ được gọi là androgen – một loại hợp chất thúc đẩy tuyến bã nhờn tiết nhanh hơn mức bình thường. Đồng thời lượng estrogen và progesterone trong cơ thể cũng tăng cao. Điều đó dẫn đến tình trạng lỗ chân lông bị tắc nghẽn, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nên tình trạng viêm, mụn trong thai kỳ.
2. Tăng lưu lượng máu
Lượng máu lưu thông tăng cao có thể kích thích tuyến bã nhờn, dẫn đến tiết nhiều dầu hơn trên bề mặt da và gây nên tình trạng nổi mụn trứng cá khi mang thai.
3. Chế độ ăn uống
Trong thai kỳ, nhiều mẹ có khẩu vị ăn uống thay đổi, thường thèm ăn đồ ngọt, chua, cay nóng... Tuy nhiên, đây là những thực phẩm không có lợi cho da, dễ gây viêm mụn.
4. Căng thẳng
Căng thẳng khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi mà còn gây nên tình trạng viêm mụn cho mẹ
Những thay đổi về thể chất lẫn cảm xúc trong thai kỳ dễ dẫn đến nhưng căng thẳng cho mẹ bầu, điều này cũng góp phần gây ra mụn bằng cách kích hoạt giải phóng hormone gây căng thẳng.
5. Sản phẩm chăm sóc da
Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp, có thành phần làm tắc nghẽn lỗ chân lông có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề về da, trong đó có tình trạng nổi mụn trứng cá khi mang thai.
Có phải nổi mụn trứng cá khi mang thai là dấu hiệu mang bầu con gái?
Theo quan niệm dân gian, việc dựa vào dấu hiệu nổi mụn sẽ xác định được giới tính thai nhi là trai hay gái.
Theo đó, khi nổi mụn nhiều ở cổ, lưng và vùng mặt sẽ có khả năng cao sinh con trai. Ngược lại, nếu ít hoặc không nổi mụn thì khả năng sinh con gái cao hơn. Tuy vậy, cách xác định giới tính thai nhi dựa vào dấu hiệu nổi mụn hiện chưa có bằng chứng chắc chắn nào là chính xác 100%.
Hướng dẫn cách điều trị tình trạng nổi mụn trứng cá khi mang thai an toàn và hiệu quả
Tâm lý các mẹ bầu khi nổi mụn trứng cá khi mang thai thường khá tự ti, nóng ruột muốn nhanh hết tình trạng xấu xí này nên đã tự ý thoa thuốc, kem trị mụn pha chế, kem trộn hay bắt chước dùng những loại thuốc được kê đơn cho người không có thai, gây hại đến sức khỏe thai nhi và của bản thân.
Thay vào đó, chị em hãy áp dụng những phương pháp dưới đây để đảm bảo hiệu quả và an toàn:
Rửa mặt nhẹ nhàng, thường xuyên
Sử dụng sữa rửa mặt dành cho da mụn, kết hợp thoa thêm nước hoa hồng hằng ngày và tẩy tế bào chết đều đặn 1 lần/tuần, giúp da luôn sạch sẽ, không cho mụn có cơ hội sinh sôi
Phương pháp phòng chống và giảm thiểu tình trạng nổi mụn trứng cá khi mang thai cơ bản nhất đó là việc rửa mặt đều đặn, thao tác nhẹ nhàng mà các bà bầu nên nhớ.
Hãy chắc chắn rửa mặt bằng sữa rửa mặt mỗi ngày 2 lần vào sáng và tối. Lưu ý, chị em nên rửa tay trước khi chạm vào bất kỳ phần nào của khuôn mặt để đảm bảo vi khuẩn không xâm nhập cũng như đừng cọ xát quá mạnh trên da.
Che chắn bằng kem chống nắng
Nếu được, mong các mẹ hãy chế ra nắng vào thời gian từ 10h00 sáng đến 3h00 chiều và luôn đeo khẩu trang mỗi khi ra đường nhằm tránh bụi bẩn bám vào khiến mụn hình thành, viêm nhiễm nặng.
Đặc biệt, nếu phải ra đường thì các bà bầu phải luôn nhớ sử dụng kem chống nắng với độ SPF phù hợp giúp da mẹ hạn chế được thâm sau mụn.
Không để tay chạm vào mặt
Nhiều mẹ bầu thường có thói quen đưa tay lên sờ, cạy, nặn mụn. Tuy nhiên, việc làm này sẽ làm mụn mọc thêm, hơn thế nữa đây còn là nguyên nhân dẫn đến sẹo thâm, vết thâm, sẹo rỗ, kích thích mụn lan rộng xung quanh, khiến tình trạng da của chị em ngày một tệ đi.
Sử dụng gel nha đam trị mụn
Theo nhiều nghiên cứu, gel nha đam vốn có thể giúp các mẹ giảm được mụn trứng cá, giảm viêm da. Quan trọng là phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể sử dụng gel nha đam để trị mụn mà không gây hại gì, tuy nhiên không nên ăn nha đam trong lúc bầu bí các mẹ nhé!
Cách dùng:
- Cắt một lá nha đam và lấy phần gel tươi.
- Thoa một lượng nhỏ gel lên vùng bị mụn, sau đó mát xa nhẹ nhàng trong 1-2 phút.
- Rửa sạch mặt sau 20–30 phút. Thực hiện 1-2 lần/ngày.
Dùng Baking Soda
Một mẹo nhỏ đơn giản, dễ làm và quan trọng là mang lại hiệu quả tuyệt vời dành cho các mẹ bầu đang gặp phải tình trạng mụn trứng cá khi mang thai. Cụ thể, chị em có thể dùng baking soda hòa với nước rồi bôi lên vùng da bị mụn. Khi khô thì rửa lại bằng nước sạch. Thực hiện cách này 2 – 4 lần/tuần để có được hiệu quả nhanh nhất.
Giấm táo
Hoà tan giấm táo với nước theo tỷ lệ 1:2 để trị mụn trứng cá khi mang thai
Giấm táo vốn có nhiều công dụng làm đẹp như tẩy nốt ruồi, giảm mỡ bụng, làm trắng răng…và đặc biệt không thể không nói đến việc trị mụn trứng cá vô cùng hiệu quả và an toàn cho hội bầu bí. Nhờ đặc tính kháng khuẩn và tiệt trùng nhanh chóng, giấm táo có khả năng loại bỏ cặn bụi bẩn, độc tố và dầu nhờn gây bí lỗ chân lông. Đồng thời, nguyên liệu này còn giúp cân bằng độ pH trên da, hạn chế tình trạng mụn xuất hiện trở lại.
Chị em hãy hoà tan giấm táo với nước theo tỷ lệ 1:2. Sau đó dùng bông tẩy trang thấm đều, đắp lên vùng da bị mụn. Cuối cùng, mát-xa nhẹ nhàng lên da và rửa mặt lại với nước. Hãy kiên trì thực hiện việc làm này từ 2-3 lần/ngày để giấm táo được phát huy tối đa công dụng của chúng.
Mặt nạ chanh và khoai tây
Một loại mặt nạ dân gian an toàn, hiệu quả dành cho hội mẹ bầu đang "đau đầu" vì mụn trứng cá trong thai kỳ, đó là mặt nạ chanh và khoai tây. Đây là sự kết hợp hoàn hảo để loại bỏ mụn an toàn và lành tính. 2 nguyên liệu này sẽ giúp xóa bỏ những vết rạn da một cách hiệu quả và đồng thời có tác dụng loại bỏ bã nhờn, tẩy tế bào chết nhẹ nhàng giúp da các mẹ trông sáng đẹp hơn.
Bên cạnh đó, công thức mặt nạ này rất giàu vitamin B, C và các chất chống oxy hóa nên vô cùng an toàn và hỗ trợ trị mụn và làm đẹp da dễ dàng ngay tại nhà.
Nguyên liệu: 1 củ khoai tây và ½ quả chanh.
Hướng dẫn cách thực hiện:
- Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch và xay nhuyễn, vắt chanh lấy chần nước cốt;
- Trộn đều 2 nguyên liệu với nhau thành một hỗn hợp đồng nhất;
- Sau khi rửa sạch mặt thì thoa đều hỗn hợp lên da;
- Giữ trên da khoảng 15 – 20 phút và rửa mặt với nước mát để giúp se khít lỗ chân lông.
Tình trạng nổi mụn trứng cá khi mang thai không phải là điều bất thường hoặc có hại. Tuy nhiên, nó có thể khiến chị em cảm thấy thiếu tự tin về ngoại hình của mình, dẫn đến những cảm xúc tiêu cực khi mang bầu, vô tình ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Hi vọng, bài viết này sẽ thật sự hữu ích với các mẹ đang gặp phải những tình trạng về da nói chung và mụn trứng cá nói riêng.
Xem thêm bài viết liên quan:
Có bầu cơ thể thay đổi như thế nào: 10 điều chứng tỏ mang thai không phải chuyện đơn giản
Nguy cơ tiền sản giật ở mẹ bầu, liệu có chữa được không
Khi nào mẹ có thể nghe nhịp tim của thai nhi trong bụng và các bất thường cần nắm