Tại sao trẻ con ngày nay lại dễ chùn lòng và chọn cách dễ dàng để giải quyết vấn đề?
Chúng ta hay nói rằng ngày xưa đói ăn đói mặc, ti vi điện thoại không có mà se sua. Có khi cả xóm có một chiếc ti vi trắng đen, thế mà có đứa trẻ nào phải tức tưởi ra đi?
Có người trách rằng đau khổ nhất vẫn là cha mẹ. Thời nay mang thai, sinh nở một đứa con không hề dễ dàng. Tại sao chỉ vì một chút bực tức trong lòng mà nghĩ cạn, không để tâm đến người ở lại sẽ đau khổ biết chừng nào?
Sáng nay đọc trên Vietnamnet về một nữ sinh lớp 10 ở Hà Nội lên sân thượng ở tầng 26 chung cư, mà cứ suy nghĩ mãi các mẹ ạ. Sự việc được xác định diễn ra khoảng 21h40 10 tại Chung cư CT8 The Sparks, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, Hà Nội. Một người dân trú tại chung cư cho hay đang ngồi trong nhà, thì nghe thấy một tiếng động lớn. Nhìn ra phía cửa sổ thì đã thấy nữ sinh trong trang phục áo trắng đã không qua khỏi.
Nơi xảy ra sự việc (Ảnh Vietnamnet)
Được biết, nữ sinh này đã lên khu vực sân thượng của tòa nhà ở tầng 26 trước khi nghĩ cạn. Cô bé hiện là học sinh lớp 10 một trường THPT trên địa bàn quận Hà Đông, Hà Nội.
Cũng theo VietNamNet, vị hiệu trưởng trường nơi nữ sinh này theo học cho biết ở trường, qua quan sát hay thể hiện bên ngoài, nữ sinh không biểu hiện có mâu thuẫn gì với bạn bè hay thầy cô. Cô bé học rất tốt và rất hòa đồng với các bạn.
Hiện, nguyên nhân sự việc vẫn đang được cơ quan công an điều tra, làm rõ.
Một đứa trẻ bề ngoài không hề có một biểu hiện bất thường nào, tại sao lại chọn cách đầy đau khổ như vậy. Có thông tin cho rằng không phải là do áp lực học hành mà cô bé gặp vấn đề với bạn cùng lớp. Nhưng trên hết là 15 năm dưỡng dục yêu thương của cha mẹ đã tan thành mây khói.
Cư dân mạng bình luận:
Đẻ được đứa con nuôi nó lớn rồi kết quả như thế này sống sao nổi.
Với các bạn tầm tuổi này, đề xuất ngành giáo dục nên tăng các giờ học giáo dục tâm lý, kỹ năng sống. Ảnh hưởng mạng xã hội nhiều, các bạn bị mất cân bằng cảm xúc quá.
Thương quá chắc cũng nhiều áp lực, bị tẩy chay, xa lánh.
Ảnh Vietnamnet
Trẻ nhỏ ngày nay có điều kiện sống, học hành tốt hơn các thế hệ trước rất nhiều. Nhưng kèm theo đó thì tệ nạn, ảnh hưởng xã hội, làn sóng văn hóa ngoại lai cũng khiến các em khó mà vững vàng tinh thần, không phân biệt được đâu là điều nên làm.
Sức khỏe tinh thần của trẻ em được kết nối với sức khỏe tinh thần của cha mẹ chúng. Tức là một đứa trẻ lạc quan hay không, phụ thuộc hoàn toàn vào người nuôi dạt chúng.
Khỏe mạnh về mặt tinh thần trong suốt thời thơ ấu bao gồm đạt đến các mốc phát triển và cảm xúc, đồng thời học các kỹ năng xã hội lành mạnh và cách đối phó khi có vấn đề. Trẻ em khỏe mạnh về mặt tinh thần có nhiều khả năng có chất lượng cuộc sống tích cực và có nhiều khả năng hoạt động tốt ở nhà, ở trường và trong cộng đồng của chúng.
Sự phát triển lành mạnh của một đứa trẻ phụ thuộc vào cha mẹ của chúng — và những người chăm sóc khác đóng vai trò của cha mẹ. Sức khỏe tinh thần của cha mẹ và con cái được kết nối theo nhiều cách. Những bậc cha mẹ có những thách thức về sức khỏe tâm thần của riêng họ, chẳng hạn như đương đầu với các triệu chứng trầm cảm hoặc lo lắng (sợ hãi hoặc lo lắng), có thể gặp khó khăn hơn trong việc chăm sóc con cái của họ, so với những cha mẹ mô tả sức khỏe tâm thần của họ là tốt. Việc chăm sóc con cái có thể tạo ra những thách thức cho cha mẹ, đặc biệt nếu họ thiếu nguồn lực và sự hỗ trợ, điều này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm thần của cha mẹ. Cha mẹ và con cái cũng có thể phải trải qua những rủi ro chung, chẳng hạn như tính dễ bị tổn thương do di truyền, sống trong môi trường không an toàn và đối mặt với sự phân biệt đối xử hoặc thiếu thốn.
Một nghiên cứu gần đây đã yêu cầu các bậc cha mẹ (hoặc những người chăm sóc có vai trò làm cha mẹ) báo cáo về sức khỏe tinh thần và thể chất của con họ cũng như sức khỏe tâm thần của chính chúng. Kết quá cho thấy, cứ 14 trẻ em từ 0–17 tuổi thì có 1 đứa trẻ có cha hoặc mẹ cho biết sức khỏe tâm thần kém và những trẻ này có nhiều khả năng có sức khỏe tổng quát kém, bị khuyết tật về tâm thần, cảm xúc, có những trải nghiệm thời thơ ấu bất lợi và sống trong cảnh nghèo đói.
Người cha có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sức khỏe tâm thần của trẻ em, mặc dù họ không thường xuyên được đưa vào các nghiên cứu như các bà mẹ. Nghiên cứu gần đây đã xem xét các ông bố và những người chăm sóc nam khác và tìm thấy mối liên hệ tương tự giữa sức khỏe tâm thần của họ với sức khỏe tâm thần và sức khỏe tổng quát của con. Sự gần gũi của người cha cũng giúp ích rất nhiều trong việc xây dựng lòng tự tin ở trẻ.
Lứa tuổi vị thành niên thường là quãng thời gian cha mẹ không biết phải làm gì với con mình. Lúc này họ không thể áp chế ý muốn của trẻ, nhưng cũng không thể khoanh tay ngồi nhìn con vượt ra các phạm vị về quản lý của gia đình. Điều cần thiết ở đây chính là sự yêu thương và đồng hành của cha mẹ. Ngoài ra, nhà trường cũng cần quan tâm đến học sinh của mình. Vừa qua, Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM yêu cầu các trường học chú trọng tới sức khoẻ tinh thần của học sinh. Theo đó, trường học phải thành lập Tổ tư vấn để hỗ trợ học sinh, không để xảy ra những sự cố đáng tiếc liên quan tâm lý học sinh, sinh viên. Trường học được yêu cầu rà soát, phát hiện nguy cơ có ảnh hưởng tiêu cực đến học sinh; có kế hoạch phòng ngừa các vấn đề phức tạp... Học sinh, sinh viên cũng được tham gia các buổi tập huấn, chia sẻ kỹ năng tự giải quyết khó khăn, căng thẳng, vượt qua khủng hoảng tâm lý tạm thời để phát huy tiềm năng.
Phòng Tâm lý học đường trong trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội). Ảnh: Dương Tâm
Đứa trẻ ấy, và những đứa trẻ khác chọn cách từ tầng 26, tầng 12, tầng 7, tầng 14, nếu có một người chịu lắng nghe và mở lòng, chắc chắn vẫn còn cơ hội tiếp nối cuộc sống này.